Thị trường tài chính bị gián đoạn bởi lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà đầu tư bán tháo các tài sản có độ rủi ro cao từ việc tăng thuế để tìm tới những tài sản an toàn hơn như yên Nhật hay trái phiếu chính phủ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa trong tuần này sẽ áp thuế lên tới 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Trung Quốc cũng ngay lập tức có hành động trả đũa.
Dưới đây là một số loại tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa dễ bị tổn thương nhất trong cuộc xung đột thương mại leo thang:
Nguồn: Reuters.
Tiền tệ
Các nước có nền kinh tế mở phụ thuộc vào thương mại toàn cầu dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra chiến tranh thương mại quốc tế.
Đôla Úc (AUD) nằm trong số này. Úc coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và tiền tệ của họ có liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư nhận thấy đồng AUD có vị trí trong thương mại toàn cầu hơn là đôla Canada, đồng tiền vốn đang chịu biến động mạnh bởi các cuộc đàm phán về Hiệp ước thương mại Bắc Mỹ – NAFTA.
Trong tuần này, đồng AUD giảm xuống mức thấp nhất 13 tháng và tương lai có thể sẽ còn tiếp tục giảm giá hơn nữa.
Một ứng cử viển khác là đồng crowm của Thụy Điển (SEK) do nền nước này là nền kinh tế mở của khối Nordic và có các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn. Đồng tiền này đã giảm khoảng 2,5% trong 3 ngày qua xuống mức thấp nhất 6 tuần so với euro (EUR).
James Binny, người phụ trách mảng tiền tệ toàn cầu của State Advisors Global có trụ sở tại Luân Đôn cho biết, “các loại tiền tệ được tiếp xúc nhiều với tăng trưởng toàn cầu sẽ cảm thấy áp lực từ bất kỳ sự leo thang nào trong tranh chấp thương mại”.
Các đồng tiền châu Á như won của Hàn Quốc (KRWW), đôla Singapore (SGD) và đôla Hồng Kông (HKD) cũng đã suy yếu trong tuần này vì những lý do tương tự.
Nguồn: Reuters.
Cổ phiếu
Cuộc khảo sát quản lý quỹ châu Âu của ngân hàng Merrill Lynch vào tháng 6 đã cho thấy các nhà đầu tư lo ngại về việc áp đặt thuế quan của Mỹ đối với các nhà sản xuất ô tô của Đức.
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu mỗi năm xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD đến Mỹ. BMW là hãng xe phụ thuốc nhiều nhất vào thị trường này do 1/5 doanh số bán hàng toàn cầu của hãng này đến từ thị trường Mỹ.
Việc Trung Quốc trả đũa bằng thuế nhập khẩu tô tô Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới các hãng châu Âu bởi nhiều hãng xuất khẩu sang Trung Quốc từ các nhà máy đặt tại Mỹ.
Thuế quan Trung Quốc trả đũa đối với xe ô tô Mỹ cũng sẽ gây ra tổn thương cho các công ty châu Âu khi xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc từ các nhà máy của Mỹ.
Kết quả là, cổ phiếu của Volkswagen, BMW và Daimler đã giảm mạnh, chỉ số chứng khoán ngành ô tô của châu Âu xuống mức thấp nhất 7 tháng.
Nguồn: Reuters.
Ngành công nghiệp máy bay, bao gồm Boeing và Airbus là một ” phong vũ biểu thị trường” khác do họ phụ thuộc rất nhiều vào một chuỗi cung ứng toàn cầu mở.
Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc, và các cổ phiếu của hãng này cùng với các cổ phiếu của đối tác châu Âu đã biến động khi căng thẳng thương mại tăng lên.
Nguồn: Reuters.
Thép và nhôm là những mục tiêu thường xuyên trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế. Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thép châu Âu như Thyssenkrupp, Salzgitter và Voestalpine.
Các nhà sản xuất tại châu Âu nhập nhưng khẩu thép từ các nhà máy ở Mỹ cũng có thể bị vướng vào xung đột. Có thể có một số nhà sản xuất hưởng lợi nếu các nhà sản xuất châu Âu như ABB và Siemens giành được thị phần ở Trung Quốc khi các công ty đối thủ Mỹ như Honeywell giảm thị phần.
Hàng hóa
Trung Quốc mua khoảng 1/3 lượng đậu tương từ Mỹ, do đó việc Bắc Kinh áp thuế 25% đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ đã khiến mặt hàng này trở thành một “chiến trường”.
Điều đó sẽ làm tăng chi phí của đậu nành, mặt hàng được sử dụng ở Trung Quốc để nuôi lợn và gia cầm.
Giá đậu tương có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết hơn là các yếu tố kinh tế, nhưng thuế quan có thể làm thay đổi dòng chảy thương mại. Giá đậu tương kỳ hạn giao sau của Mỹ đã giảm xuống mức thấp trong nhiều năm do các nhà cung cấp của Mỹ lo ngại mất thị phần tại Trung Quốc về tay đối thủ Mỹ Latinh.
Nguồn: Reuters.
Cuối cùng, giá đồng, một kim loại được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng và năng lượng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 31/5. Giá đồng có thể được dự đoán sẽ giảm hơn nữa nếu tăng trưởng toàn cầu giảm.