Lý do giải thích vì sao Trung Quốc ở “cửa trên” trong cuộc chiến thương mại đang nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tác giả bài viết này là Teresa Barger, đồng sáng lập và là CEO của Cartica Management – quỹ đầu tư chủ động chuyên tập trung vào các thị trường mới nổi.

Hôm thứ Sáu vừa qua, chính quyền Trump tuyên bố sẽ đánh thuế bổ sung 25% lên 50 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và công nghệ của Mỹ. Quyết định mang lại một phản ứng dữ dội ngay lập tức từ Bắc Kinh. Trung Quốc ngay lập tức cho biết họ sẽ đáp trả bằng các biện pháp thuế với cùng một quy mô và sức mạnh so với Mỹ.

Chỉ vài ngày sau, sáng sớm nay (19/6), câu chuyện lại tiếp diễn khi ông Trump tuyên bố đánh thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đáp trả rất cứng rắn. Trong bối cảnh hai cường quốc của thế giới đang tiến đền gần hơn với một cuộc chiến thương mại, các chuyên gia thị trường đặt ra câu hỏi: Đây có phải là một cuộc chơi mà Mỹ có thể giành chiến thắng?

Tổng thống muốn được ghi nhận là đảo ngược được vấn đề mất việc làm và sở hữu trí tuệ vào tay Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2010. Nhưng vì đã quá muộn để cứu vãn, nên ông cần một số đối trọng khác trong cuộc chiến thương mại này.

Mục tiêu đã nêu của ông là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ từ mức ước tính từ 370 tỷ USD xuống 200 tỷ USD vào năm 2020.

Có hai cách rõ ràng để tham gia cuộc chơi này: (1) Trung Quốc có thể mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ và/hoặc (2) Mỹ có thể mua ít hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc hơn. Cả hai đều có những hạn chế đối với nền kinh tế Mỹ và người Mỹ. Thật khó cho các công ty Mỹ tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc khi họ đang hoạt động hết công suất và gần như không có thất nghiệp.

Thâm hụt cán cân thương mại – những con số bị bóp méo

Nhưng trước khi đánh giá các quy định chính sách cho vấn đề này, trước tiên chúng ta phải xem xét điểm khởi đầu. Ước tính thâm hụt 370 tỷ USD hiện tại không tính đến giá trị gia tăng. Khi nhìn vào nội dung giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu của Trung Quốc, thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc thực sự chỉ bằng một nửa so với giá trị thực của nó. Và nếu sau đó chúng ta cộng lại thặng dư của Mỹ trong “các tài sản vô hình” và số tiền mà Mỹ nhận lại từ việc đầu tư ở Trung Quốc, thâm hụt Mỹ – Trung Quốc giảm từ 2% GDP của Mỹ xuống 0,8%, theo một báo cáo từ Oxford Economics tiết lộ.

Trong trường hợp của những chiếc điện thoại iPhone, trên cán cân thương mại Mỹ – Trung ghi nhận Trung Quốc xuất khẩu 500 USD cho mỗi chiếc iPhone. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ tạo thêm 15 – 30 USD cho giá trị của chiếc điện thoại. Hầu hết các giá trị iPhone được trả cho Samsung ở Hàn Quốc (150 USD) và cho Apple – chủ sở hữu thương hiệu. Ví dụ này cho thấy rõ cách hạch toán dòng chảy thương mại thông thường bị bóp méo như thế nào nếu sử dụng cách ước tính thâm hụt thương mại như vậy hiện tại.

Ví dụ về iPhone cũng chỉ ra một điểm yếu trong chính sách của tổng thống Trump: nếu Mỹ nâng thuế quan đối với hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc, cuối cùng thì các công ty và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu các chi phí một cách gián tiếp. Điều này thuế quan của Trump nhắm vào ngành công nghệ cao, nơi mà giá trị gia tăng của Trung Quốc có tỷ lệ thấp nhất.

Nếu Trump thực sự quan tâm đến việc thực sự giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại, ông nên áp dụng thuế quan đối với những lĩnh vực mà giá trị gia tăng của Trung Quốc cao nhất. Điều này sẽ bao gồm các lĩnh vực như dệt may, nơi 75% giá trị gia tăng thực sự là “made in China”.

Điều này đưa chúng ta trở lại mục tiêu còn lại của Tổng thống, đó là để đạt được sự tín nhiệm bằng cách giải quyết các vấn đề lịch sử trong cán cân thương mại vốn đang bị mất cân bằng. Một lĩnh vực chủ chốt ở đây là các doanh nghiệp Trung Quốc thường bị tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này xuất phát từ ba hoạt động: gián điệp kinh tế, tin tặc và núp bóng công nghệ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường.

Hoạt động cuối cùng xuất phát từ một chính sách lâu đời của Trung Quốc yêu cầu bất kỳ công ty nước ngoài nào muốn kinh doanh tại Trung Quốc thì bước đầu tiên phải thành lập một liên doanh với một công ty Trung Quốc. Một khiếu nại phổ biến về các liên doanh này là họ mở cửa cho các công ty Trung Quốc có khả năng ăn cắp bí mật thương mại và sau đó sử dụng tài sản trí tuệ đó để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp Trung Quốc trong mọi thứ từ ô tô và điện thoại ngay cả y học.

Chính phủ Mỹ ước tính rằng những cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ này, cùng với hoạt động tình báo kinh tế có từ những năm 1990, đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại nặng nề, khoảng từ 225 đến 600 tỷ đô la một năm. Trung Quốc thực sự dường như là người chơi tốt hơn trong canh bạc này.

Mặc dù đây là những mối quan tâm hợp lệ cần được giải quyết, nhưng có vẻ như đã hơi muộn màng. Sự thật là, Trung Quốc không còn cần đến các liên doanh trong nhiều ngành công nghiệp, với một số lĩnh vực Trung Quốc đã đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ. Thực tế, vào tháng 4/2018, Trung Quốc đã đồng ý giảm bớt các quy định đối với các công ty ô tô nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chất lượng xe ô tô Trung Quốc, bao gồm cả xe tự hành và xe điện, đang gia tăng nhanh chóng. Quy định về nhà đầu tư nước ngoài cũng được nới lỏng, họ chỉ bị cấm đầu tư vào một danh sách các ngành cụ thể.

Trung Quốc đang cố gắng thực hiện điều gì?

Đối với Trung Quốc, một cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể sẽ giống như việc mất đi một con 5 bích hơn là mất đi một con Q cơ. Trung Quốc xuất khẩu hơn 2 nghìn tỷ đô la hàng hóa mỗi năm, chỉ khoảng 400 đến 500 tỷ đô la trong số đó đi vào Mỹ. Trong khi Mỹ thực sự là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều thị trường khác để bán, bao gồm các khu vực ngày càng giàu có của Đông Nam Á và Ấn Độ.

Trung Quốc cũng đã xâm nhập đáng kể vào thị trường châu Mỹ Latinh và châu Phi thông qua việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tư nhân và chính phủ, một khoản đầu tư có thể mang lại hiệu quả đáng kể, vì những người tiêu dùng tiềm năng này đã quen thuộc với nhiều thương hiệu Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình có tầm nhìn dài hạn cho Trung Quốc năm 2025, bao gồm một kế hoạch chi tiết cho việc đưa Trung Quốc lên chuỗi giá trị cao hơn. Mục đích là để dẫn đầu thế giới trong các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, xe điện, công nghệ xanh và công nghệ sinh học.

Các kết quả ban đầu cho thấy kế hoạch này đang được đền đáp và Trung Quốc đã nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về AI (trí tuệ nhân tạo), năng lượng tái tạo và xe điện.

Thực tế là nhiều yêu cầu của chính quyền Trump chính là những thứ mà Trung Quốc đang làm, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Mỹ muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ – và Trung Quốc cũng vậy. Trump muốn áp đặt mức thuế cứng để ngăn chặn Trung Quốc làm ngập thị trường Mỹ với các sản phẩm công nghệ giá rẻ và Trung Quốc đồng ý – họ muốn xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn, đặc biệt là những ngành hàng có nội dung đổi mới cao.

Chính phủ Trung Quốc tin rằng vấn đề họ đang cố gắng giải quyết là làm thế nào để trở thành một nền kinh tế sôi động trong 20 năm tới và trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp năng động với mục tiêu tự cung tự cấp công nghệ.

Trong khi đó, dường như Mỹ đang cố gắng cải thiện số lượng bỏ phiếu trước thêm cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay.

Trên tất cả, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dường như nhấn mạnh các chương trình nghị sự khác nhau: một định hướng về tư tưởng chính trị và muốn chống lại những lá phiếu nghi ngờ của cử tri, một tập trung vào thực tế kinh tế và những chiến lược phát triển dài hạn. Vì thế, kể cả nếu Mỹ giành chiến thắng, Trung Quốc vẫn là kẻ nắm giữ tất cả các lợi thế.

Chỉ nỗi sợ chiến tranh thương mại cũng đủ khiến kinh tế thế giới lạc nhịp

Bài viết mới