Thường xuyên hút thuốc lá
Chính thói quen hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư dạ dày . Do thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây tổn hại các tế bào trong dạ dày.
Vậy nên, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì nên đi khám để xét nghiệm từ sớm và tìm hướng điều trị bệnh kịp thời nếu mắc phải.
Ăn nhiều muối
Quá nhiều muối và các thức ăn giàu chất béo, thực phẩm chế biến và thịt đỏ trong những bữa ăn hàng ngày cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao. Do đó, bạn nên chuyển sang ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Viêm loét dạ dày mãn tính
Với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, hay từng trải qua một cuộc phẫu thuật dạ dày thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn những người khác.
Bởi khi bạn phẫu thuật cắt bỏ một phần nào đó trên cơ thể mà có ảnh hưởng đến dạ dày sẽ càng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày về sau.
Tuổi tác và giới tính
Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày trên thế giới thường gặp ở những người tuổi trên 40. Đặc biệt, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Nhiễm khuẩn H.P
Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến và thường sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày, đồng thời sẽ sản sinh urease (một chất có thể phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính). Do đó, những người được xét nghiệm nhiễm khuẩn H.P có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày thì nguy cơ cao, bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân là do những người trong gia đình dễ bị lây nhiễm vi khuẩn H. pylori, hoặc kế thừa một số gen từ cha mẹ.
Vậy nên, bạn cần chú ý đi xét nghiệm ngay từ sớm nếu biết có người mắc bệnh ung thư dạ dày trong gia đình.