Dầu giảm mạnh
Giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên kết thúc tuần, sau khi 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới cho biết có thể tăng sản lượng tại cuộc họp OPEC vào tuần tới, trong khi xuất khẩu của Mỹ bị đe dọa bởi khả năng thuế quan của Trung Quốc đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế. Các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp thượng đỉnh OPEC sắp tới tại Vienna. Saudi Arabia và Nga đã sẵn sàng thúc đẩy sản lượng và cho biết họ đã chuẩn bị tăng sản lượng tại cuộc họp tới.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 2,5 USD tương đương 3,29% xuống còn 73,44 USD/thùng và giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn đóng cửa giảm 1,83 USD xuống còn 65,06 USD/thùng. Kết thúc tuần dầu thô Brent giảm hơn 4% và dầu thô Mỹ giảm 1,7%. Cả 2 loại dầu này đã giảm từ mức cao nhất 3 năm rưỡi trong tháng 5, chịu áp lực bởi sản lượng dầu thô Mỹ tăng, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và các nước khác sẵn sàng tăng sản lượng trong cuộc họp tại Vienna vào ngày 22-23/6.
Trong 6 tháng qua, Mỹ đã xuất khẩu trung bình 363.000 thùng dầu/ngày (bpd) sang Trung Quốc, cùng với Canada là nước nhập khẩu lớn nhất dầu thô của Mỹ.
Vàng thấp nhất 5 tháng rưỡi
Vàng giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng rưỡi, do các nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và hoạt động bán ra sau khi giá vàng chạm dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.290 USD/ounce.
Giá vàng giao ngay giảm 1,8% xuống còn 1.278,8 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12 và giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 tại Mỹ giảm 29,8 USD tương đương 2,3% xuống còn 1.278,5 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,6%.
Giá vàng giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, Mỹ sẽ thực hiện 25% thuế quan trị giá 50 tỉ USD đối với hàng hóa từ Trung Quốc và Bắc Kinh cho biết, sẽ đáp trả với mức thuế quan riêng của nước này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng thuế quan mới của Trump có thể làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu, khiến các quốc gia khác trả đũa và phá hủy nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, giá bạc giảm 3,8% xuống còn 16,49 USD/ounce, kết thúc tuần giảm 1,6%. Giá bạch kim giảm 1,4% xuống còn 887,6 USD/ounce, kết thúc tuần giảm 1,5% và giá palađi giảm 1,7% xuống còn 990,6 USD/ounce, và kết thúc tuần giảm 2,4%.
Đồng ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2018
Giá đồng chạm mức thấp nhất gần 2 tuần và đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2018, do lo ngại về tăng trưởng tại nước nhập khẩu kim loại hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại và tác động của thuế quan thương mại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, Mỹ sẽ thực hiện 25% thuế quan trị giá 50 tỉ USD đối với hàng hóa từ Trung Quốc liên quan đến sở hữu trí tuệ và công nghệ, và cam kết sẽ áp đặt thêm thuế nếu quốc gia châu Á này đưa ra các biện pháp trả đũa.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London giảm 2,2% xuống còn 7.020 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 6.996 USD/tấn, mức thấp nhất gần 2 tuần. Kim loại công nghiệp giảm từ mức cao nhất 4 năm rưỡi đạt được trong tuần trước do lo ngại nguồn cung tại mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, nhôm giảm 2,3% xuống còn 2.204 USD/tấn, chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4, kẽm giảm 3,4% xuống còn 3.080 USD/tấn, chì giảm 2% xuống còn 2.405 USD/tấn, thiếc giảm 0,4% xuống còn 20.800 USD/tấn, nickel giảm 0,7% xuống còn 15.185 USD/tấn.
Thép cao nhất 9 tháng rưỡi
Giá thép cây kỳ hạn tại Thượng Hải, hợp đồng tham chiếu đạt mức cao đỉnh điểm 9 tháng rưỡi, sau số liệu bất động sản tăng và thị trường đánh dấu tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Số liệu chính thức cho thấy tăng trưởng doanh thu bất động sản của Trung Quốc đạt mức cao nhất gần 1 năm, với việc xây dựng mới được đo bằng diện tích sàn trong tháng 5 tăng 20,5% so với cùng tháng năm ngoái.
Hợp đồng thép cây tăng 0,5% lên 3.902 NDT (608,21 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.910 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ đầu tháng 9/2017. Hợp đồng thép cây đã tăng gần 6% trong tháng này.
Tồn kho sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc giảm 1 lần nữa trong tuần đến ngày 15/6, nhưng quá trình giảm bớt lượng tồn kho chậm lại. Tổng tồn kho giảm 370.000 tấn trong tuần trước xuống còn 9,99 triệu tấn, Mysteel cho biết. Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 5/2018 đạt 81,13 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng trước đó và tăng 8,9% so với cùng tháng năm ngoái, Cơ quan Thống kê Quốc gia cho biết.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống còn 474 NDT/tấn.
Cao su hồi phục do đồng yên suy yếu
Giá cao su trên sàn TOCOM, hợp đồng tham chiếu chấm dứt chuỗi giảm 2 phiên liên tiếp, do đồng yên suy yếu so với đồng USD, nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh lo ngại dư cung gia tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 0,5 JPY lên 180 JPY (1,62 USD)/kg nhưng kết thúc tuần giảm 3,3%.
Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 30 NDT xuống còn 10.790 NDT (1.682 USD)/tấn.
Đường và cà phê giảm, ca cao tăng mạnh
Giá đường giảm do đồng real Brazil suy yếu, trong khi giá ca cao tuần tăng mạnh nhất trong 7 tuần do hoạt động mua vào kỹ thuật.
Hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,21 cent, tương đương 1,67% xuống còn 12,35 cent/lb, sau khi giảm xuống còn 12,26 cent/lb, chỉ cao hơn mức trung bình 50 ngày. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 5,4 USD tương đương 1,6% xuống còn 342,1 USD/tấn, giảm mạnh so với phiên trước đó.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York tăng 86 USD tương đương 3,53% lên 2.519 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.527 USD/tấn, mức cao nhất 2 tuần. Kết thúc tuần giá ca cao tăng 3,7%, tuần tăng mạnh nhất trong 7 tuần. Hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 45 GBP, tương đương 2,6% lên 1.796 GBP/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 11 USD tương đương 0,65% xuống còn 1.690 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.683 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3. Hợp đồng cà phê arabia kỳ hạn tháng 9 giảm 0,4 cent, tương đương 0,3% xuống còn 1,1755 USD/lb. Kết thúc tuần giảm, và đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 sẽ đạt mức cao kỷ lục 171,2 triệu bao (60kg), tiêu thụ đạt mức cao kỷ lục 163,2 triệu bao. Và sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – sẽ đạt 60,2 triệu bao, tăng so với 50,9 triệu bao niên vụ 2017/18. Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018/19 sẽ đạt mức cao kỷ lục 29,9 triệu bao so với 29,3 triệu bao niên vụ trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 16/6