General Motors phá vỡ lịch sử khi có 2 lãnh đạo cao nhất đều là nữ

Rõ ràng rằng, trên thế giới có rất nhiều phụ nữ làm việc và thành công trong ngành công nghiệp ôtô, chỉ một số ít trong đó nắm giữ vị trí lãnh đạo cùng trách nhiệm to lớn. Nhưng nhìn chung, ngành này thường được coi là chỉ dành cho các đấng mày râu đam mê ôtô. Đó là lý do tại sao việc bà Dhivya Suryadevara sẽ thay thế vị trí CFO tại General Motors của ông Chuck Stevens lại mang đến nhiều bất ngờ cho công chúng.

Hiện tại, GM đã có hai người phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng, đó là CFO – bà Dhivya Suryadevara và CEO – bà Mary Barra.

Bài phỏng vấn đầu tiên của bà Barra và Suryadevara ở phố Wall sẽ được thực hiện sau ngày 1 tháng 9, sau khi ông Stevens nghỉ hưu, rời “chiếc ghế” CFO của mình. Ông Stevens đảm nhiệm vị trí này vào năm 2014, đó là khoảng thời gian bà Barra trở thành người phụ nữ đầu tiên nằm giữ chức vụ CEO của một nhà sản xuất ôtô lớn như GM.

Đội ngũ lãnh đạo của GM chính là sự “đảo ngược” cực kỳ ấn tượng trong khi công ty này đứng trên bờ vực phá sản, và là một “động thái” hoàn toàn khác biệt với hầu hết các nhà sản xuất cùng kinh doanh lĩnh vực này. Tương tự như Ford, đối thủ cạnh tranh sừng sỏ nhất của GM, là công ty nổi tiếng với các hành động bình đẳng giới, ví dụ bà Marcy Klevorn cũng là nữ chủ tịch của Ford.

Hoặc là như hãng sản xuất ôtô Fiat Chrysler chỉ có nam giới ở vị trí lãnh đạo, cũng như VW Group, Daimler (công ty mẹ của Mercedes-Benz), và Toyota. Có rất nhiều phụ nữ đảm nhiệm các chức danh quan trọng tại các công ty sản xuất ôtô, thế nhưng vị trí cao nhất lại không hề dễ dàng với họ (ví dụ như, Marina von Neumann Whitman, con gái của nhà toán học huyền thoại John von Neumann, cũng nắm giữ chức chủ tịch của GM chỉ trong khoảng thời gian ngắn).

Đó là lý do tại sao sự thay đổi này của GM lại cực kỳ ấn tượng. Bà Barra được cho là CEO xuất sắc nhất từng làm việc ở công ty. Bà đã chèo chống công ty, giúp GM thoát khỏi khỏi bờ vực phá sản, xử lý việc thu hồi ôtô trên quy mô lớn đang trong tình trạng gấp rút ngay khi ngồi lên “chiếc ghế” CEO, và thực hiện các cuộc giao dịch kinh doanh qua điện thoại rất “khó nhằn”, chẳng hạn như thương vụ bán lại thương hiệu Opel vào năm ngoái.

Bà cũng rất nỗ lực để giúp cho GM có thể bắt kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp sản xuất các phương tiện vận tải, bằng việc mua lại công ty start-up Cruise và ra mắt dòng xe chạy bằng điện Chevy Bolt.

Bà Suryadevara đã đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch tài chính của GM vào năm 2017.

Bà Barra cho hay: “Kinh nghiệm cũng như khả năng lãnh đạo của Dhivya trong mảng tài chính cũng được xây dựng dựa trên kết quả kinh doanh vững chắc mà chúng tôi đã đạt được trong vài năm qua.”

Lỗ nặng, Tesla của Elon Musk vẫn vượt General Motors trở thành công ty ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất nước Mỹ

Bài viết mới