Ngày hội bóng đá, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ giảm điểm?

1. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh

Trong kì World Cup năm 2010 tổ chức tại Nam Phi, nhiều trận cầu đã diễn ra cùng lúc với giờ giao dịch của nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới. Theo thống kê của ngân hàng ECB trên 15 thị trường chứng khoán lớn gồm : Đức, Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Mĩ, Nam Phi, Arhentina, …. xuất hiện 3 điểm đáng lưu ý sau:

(1) Trên thị trường của một số quốc gia, cứ mỗi trận đấu có đội tuyển quốc gia (như Anh, Pháp) tham gia, thì bình quân số lượng lệnh đặt giảm 45%, khối lượng cổ phiếu giao dịch giảm 55%.

(2) Thị trường bị ảnh hưởng bởi các trận cầu. Cụ thể, sau một trận cầu, chỉ số chứng khoán mỗi quốc gia đó giảm bình quân 5%. Mức độ giảm này thống kê được vào thời điểm bữa trưa sau phiên giao dịch sáng, và nhiều nhà đầu tư không chú ý.

(3) Độ nóng của thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến ngược với các trận đấu World Cup, trong hơn 20% thời gian các trận cầu diễn ra thì chứng khoán toàn cầu giảm điểm. Các nhà đầu tư dường như sẵn sàng chi tiền cho rượu bia và bỏng ngô nhiều hơn so với tập trung vào bảng giá trong thời gian này.

Một nghiên cứu khác năm 2007 cũng chỉ ra rằng trong kì World Cup, một trận thua của đội tuyển quốc gia có thể khiến thị trường chứng khoán quốc gia đó giảm điểm mạnh ngay ngày hôm sau.

2. Những cơn tăng điểm nhẹ trên TTCK của nước thắng cuộc

Sau kỳ World Cup, những thị trường có đội tuyển quốc gia giành chức vô địch luôn luôn tăng điểm kể từ năm 1974. Ngoại trường trường hợp duy nhất Brazil năm 2002, còn lại các thị trường này tăng ngay sau đó với mức trung bình 3,5% và duy trì được trong 3 tháng.

3. Và TTCK của nước thua cuộc bị giảm điểm

Trong báo cáo Goldman Sachs, 7 trong số 9 TTCK của các nước thua trong trận chung kết cũng hứng chịu “cơn sụt giảm mạnh” với mức giảm bình quân 5,6% trong ba tháng sau đó.

Một nghiên cứu khác, mang tên ‘Tình yêu Thể Thao và Lợi Nhuận Từ Chứng Khoán”, thống kê số liệu từ 1100 trận đấu và lợi suất trên thị trường chứng khoán của 39 quốc gia, cho thấy mỗi lần có một đội tuyển ra đi trong vòng loại lại khiến TTCK của quốc gia đó giảm 0,5% trong ngày hôm sau.

Không có hậu quả nghiêm trọng gì đối với giá trị các cổ phiếu hay kinh tế nước nhà, mà chỉ đơn giản là tâm trạng các nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao các trận thua bóng ở World Cup mang lại hậu quả nghiêm trọng hơn so với European Championship hay các môn thể thao khác như bóng chày, bóng rổ, cricket, rugby … Đặc biệt, tác động nghiêm trọng nhất ở những nước “phát cuồng vì bóng đá” như Argentina, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

4. Thị trường Mỹ luôn giảm điểm sau mỗi kỳ World Cup

Một nghiên cứu của các chuyên gia Israel cho biết, bình quân sau World Cup thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm 2,6%, tính trên 14 trong 15 kỳ World Cup gần nhất. Điều này có vẻ dị thường, vì người Mỹ chuộng bóng bầu dục hơn đóng đá. Tuy nhiên, 1/3 các giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, sau mỗi vòng World Cup, với số lượng các đội tuyển quốc gia ra đi lại tăng lên, thì lại có một số nhà đầu tư nước ngoài buồn rầu.

4. Diễn biến cổ phiếu rất khác nhau trên các sàn chứng khoán

Số liệu thống kê về cổ phiếu STMicroelectronics (STM) được giao dịch các sàn chứng khoán Ý và Pháp cho thấy các xu hướng tăng/giảm khác nhau của cổ phiếu này trên 2 sàn khi bị các trận bóng đá tác động.

Thông thường, cổ phiếu một hãng nào đó sẽ có diễn biến cùng chiều tăng/giảm trên các sàn quốc tế. Tuy nhiên, trong trận Pháp thắng Nam Phi 2-1 của World Cup 2010, cổ phiếu STM giảm mạnh mỗi khi Nam Phi ghi bàn nhưng không hề diễn biến như vậy trên thị trường Italy. Tương tự, trận sau đó Italy thua Slovakia, STM lại giảm sút trên sàn chứng khoán Milan, nhưng không hề diễn biến như vậy tại Paris.

15 “đại gia” Nga đầu tư cho World Cup 2018 là những ai?

Bài viết mới