Hồ nước lớn nhất Hawaii mất gần hết nước sau vài giờ: Chuyện kỳ dị gì đang xảy ra?

Núi lửa Kilauea thuộc quận Big Island, Hawaii (Mỹ) bắt đầu phun trào hôm 4/5 khiến khoảng 2.000 người đã phải đi sơ tán, dung nham từ núi lửa đã tràn ra và phá hủy hơn 600 ngôi nhà của người dân địa phương.

Xem video:

Hồ nước ngọt bị đun sôi. Nguồn: Dailymail

Không dừng lại ở đó, dung nham của núi lửa còn khiến cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Big Island cũng phải bốc hơi nghi ngút. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay dung nham chảy ra từ khe nứt số 8 (Fissure 8) đã tràn vào cả hồ Green vào mùng 2/6.

CNN cho biết, chỉ trong vài giờ, đá nóng đã đun sôi nước trong hồ khiến hơi nước bốc lên ngùn ngụt, làm mực nước giảm xuống điểm sâu nhất của hồ (61m), tạo nên một cảnh tượng khó tin mà các nhà khoa học có thể quan sát từ trên cao một cách dễ dàng.

Nhà nghiên cứu núi lửa Jessica Ball của USGS cho hay trong ngày 2//6, dung nham tiếp tục tràn vào hồ từ khe nứt số 8 và được cung cấp thêm dung nham từ dòng chảy nham thạch xung quanh Kapoho Crater.

“Dung nham chảy vào Green Lake lúc 10 giờ sáng (2/6) tạo ra một cột hơi nước bốc hơi lớn và đến 1 giờ 30 phút chiều, dung nham đã tràn khắp cả hồ, đun sôi tất cả nước, khiến nước trong hồ cạn gần hết. Tới 7 giờ sáng 3/6, dòng chảy dung nham còn hướng ra vịnh Kapoho và chỉ còn cách 46 m là tới biển”, Sở cứu hỏa Hawaii thông tin đếnUSGS.

 Hồ nước lớn nhất Hawaii mất gần hết nước sau vài giờ: Chuyện kỳ dị gì đang xảy ra? - Ảnh 2.

Dòng dung nham sau đó còn hướng tới đại dương. Ảnh: USGS

Sở Cứu hỏa Hawaii đã chụp ảnh hồ Green từ trên máy bay và nhận thấy chỉ còn lại một ít nước còn sót lại trong hồ, không những thế dung nham vẫn tiếp tục đun nóng hồ gần giao lộ giữa đường cao tốc 132 và 137.

Sau đó, dòng dung nham đã đổ xuống biển Thái Bình Dương khiến cho nước biển cũng bị bốc hơi và tạo ra đám mây hơi nước chứa đầy axit vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của con người vì có thể làm bỏng da, mắt hay gây ra nhiều vấn đề hô hấp.

Hồ Green, hay còn gọi là Ka Wai a Pele, là hồ nước ngọt lớn nhất trên đảo Hawaii, có điểm sâu đến 61m, và là điểm bơi lội nổi tiếng nơi đây, vụ phun trào núi lửa Kilauea đã khiến cảnh quan ở đảo thay đổi một cách mạnh mẽ.

Bên cạnh việc biến mất của hồ nước ngọt Green là sự xuất hiện của một châu thổ mới do dung nham tràn xuống vịnh Kapolo bồi đắp nên. Chưa hết, thống kê từ USGS còn chỉ ra thảm họa tồi tệ do núi lửa Kilauea phun trào lại giúp lãnh thổ Hawaii “nở” ra hơn 1,6km.

Bài viết được dịch từ các nguồn: CNN, Dailymail, Foxnews

Cách giờ khai mạc chỉ một ngày, sân vận động World Cup của Nga vẫn chưa xây xong

Bài viết mới