Tim là bộ phận làm việc miệt mài nhất trong cơ thể. Nó liên tục bơm máu có oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận. Nhưng tim cũng là một trong những cơ quan vận chuyển máu dễ gặp vấn đề nhất.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, khoảng 610.000 người ở Mỹ tử vong do các vấn đề liên quan đến tim mỗi năm. Cả nam giới và phụ nữ đều chịu ảnh hưởng bởi các bệnh về tim, các nguyên nhân đều liên quan đến lối sống. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu và cảnh báo giúp chúng ta nhận biết các vấn đề về tim.
1. Đau nhức vùng cánh tay, bả vai
Rất nhiều nam giới có vấn đề về tim cảm thấy đau ở cánh tay trái, trong khi phụ nữ có dấu hiệu đau ở cả 2 tay. Một số phụ nữ cũng nói rằng, họ đau khuỷu tay bất thường trước khi bị đau tim. ĐIều này xảy ra vì cơn đau tim của bạn di chuyển đến tủy sống, nơi nhiều dây thần kinh tập trung và kết nối. Não bị nhầm lẫn và phát tín hiệu cơn đau ở cánh tay, trong khi thực tế không phải vậy.
2. Ho không dứt
Ho có thể xuất phát tự nhiều vấn đề khác nhau và nó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tim. Ho dai dẳng, có đờm và máu là dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim. Tuy nhiên, đôi khi nó là dấu hiệu của các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều như khó thở, ngạt thở đột ngột.
3. Sưng chân, mắt cá nhân và bàn chân
Khi tim của bạn hoạt động không tốt, máu bị rò rỉ từ mạch máu vào các mô xung quanh. Cẳng chân, bàn chân là những bộ phận chịu tác động nhiều nhất, do trọng lực, chân phải nâng đỡ cả cơ thể. Dấu hiệu này được gọi là phù ngoại biên và là dấu hiệu phổ biến ở các bệnh nhân tim mạch. Phù do nguyên nhân tim thường có tính đối xứng, đều ở cả hai chân.
4. Ăn không ngon, buồn nôn
Theo nghiên cứu của MediUni Vienna, hormone BNP (loại peptit natriuretic loại B) được tạo ra bởi tim cũng có tác dụng ức chế sự thèm ăn. Ở bệnh nhân suy tim, mức tăng của BNP không chỉ khiến thận tiết ra nhiều natri và chất lỏng hơn mà các mạch cũng giãn ra, làm mất cảm giác thèm ăn và giảm cân đáng kể.
Rất nhiều bệnh nhân tim gặp triệu chứng chán ăn, buồn nôn khi ăn uống. Lý do của tình trạng này là do chất lỏng tích tụ xung quanh gan và ruột gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu các triệu chứng này kèm theo triệu chứng đau bụng, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe.
5. Lo lắng, căng thẳng
Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên có cảm giác căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống là một trong những dấu hiệu của bệnh tim. Sự lo lắng căng thẳng có thể bắt nguồn từ các vấn đề của cuộc sống, lối sống hoặc các rối loạn khác nhau và nó có ảnh hưởng lớn đến tim như khiến nhịp tim nhanh, tăng huyết áp…
6. Thường xuyên mất ý thức hoặc ngất xỉu
Những bệnh nhân tim mạch dễ nổi nóng và gặp tình trạng mất ý thức. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, ngất xỉu là trạng thái mất ý thức tạm thời liên quan đến việc não không được cung cấp đủ máy. Nó thường xảy ra khi huyết áp quá thấp và tim không bơm đủ máu chứa oxy lên não.
Khi tim hoạt động không tốt thì lưu lượng máu đi khắp cơ thể cũng giảm, máu có thể bị nghẽn ở động mạch hoặc van tim. Nếu bạn thường xuyên có cảm giác khó thở, hay bị ngất xỉu, mất ý thức trong thời gian ngắn, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng tim mạch của mình.
Khi tim có vấn đề, lưu lượng máu đi nuôi cơ thể giảm, giảm số lượng hồng câu khiến có một phần hoặc toàn bộ cơ thể có dấu hiệu nhợt nhạt. Cơ thể của bạn có thể bị sốc khi không được cung cấp đủ máu để duy trì hoạt động của mô và các cơ quan. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến suy cơ quan và các biến chứng đe dọa tính mạng khác.
8. Da phát ban hoặc xuất hiện các đốm bất thường
Hai dự án nghiên cứu khoa học riêng biệt của Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lẫm sàng và Tạp chí của Đại học Tim Mạch Mỹ cho thấy, bệnh chàm và bệnh zona là những yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim. Những người bị bệnh chàm da có 48% khả năng mắc bệnh cao huyết áp và 29% khả năng bị cholesterol trong máu cao. Ngoài ra, những người bị bệnh zona dễ bị đau tim hơn 59% so với những người không mắc bệnh này.