ANZ: Tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam ‘mạnh bất ngờ’

Với GDP quý I tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ANZ dự đoán sẽ có yếu tố kìm hãm, giúp kéo đà tăng trưởng về tỷ lệ ổn định hơn là 6,8% trong năm 2018, 7% trong năm 2019, theo báo cáo từ ANZ hôm 1/6. Báo cáo nhận định tăng trưởng của Việt Nam trong quý I mạnh bất ngờ bởi tăng trưởng thường có xu hướng chậm nhất vào đầu năm rồi mới tăng tốc trong thời gian còn lại.

Về sản xuất, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực công nghiệp quý I cũng tăng trưởng kỷ lục 10,1%. Tuy nhiên, ANZ dự báo tăng trưởng này sẽ sớm trở về mức vừa phải.

ANZ: Tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam mạnh bất ngờ - Ảnh 1.

Tăng trưởng trong GDP, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ảnh: ANZ

Xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017. Đóng góp trong xuất khẩu chủ yếu vẫn là từ lĩnh vực liên quan đến FDI. Nhập khẩu không bắt kịp đà tăng của xuất khẩu, dẫn tới thặng dư thương mại 3,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Việc thặng dư thương mại gia tăng giúp ngân hàng nhà nước tái thiết lại nguồn ngoại tệ dự trữ. Tính đến tháng 5, chính phủ Việt Nam thông báo dự trữ ngoại hối đã đạt 64 tỷ USD, tương đương 3,5 tháng nhập khẩu.

ANZ: Tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam mạnh bất ngờ - Ảnh 2.

Cán cân thương mại và tỷ giá USD/VND tương ứng từng giai đoạn của Việt Nam. Ảnh: ANZ

Dòng vốn FDI đăng ký mới tiếp tục chảy vào Việt Nam, 4,7 tỷ USD trong tháng 5/2018, thấp hơn so với mức 5,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2017. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), những quốc gia thành viên còn lại hiện theo đuổi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam dự kiến tuân thủ cam kết thực hiện các cải cách kinh tế đáng kể, cho thấy FDI có triển vọng gia tăng.

Lạm phát tháng 5 tăng 3,9% so với năm 2017. Giá thực phẩm bắt đầu tăng hồi đầu năm, đồng nghĩa tất cả các yếu tố trong Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đều đang thúc đẩy chỉ số này.

Chi phí vận tải tăng nhưng không phản ánh đầy đủ xu hướng giá nhiên liệu thế giới. Từ đầu năm đến nay, chi phí các dịch vụ y tế đã điều chỉnh tăng 3,9%, so với trong năm ngoái là 16,8%.

Dự báo, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2018 là 3,6%, vẫn thấp hơn mục tiêu 4% mà chính phủ đặt ra hồi đầu năm, theo ANZ. Lạm phát vẫn giữ xu hướng tăng và đạt 4,2% vào năm 2019.

Triển vọng ngoại hối

VND đang được nhiều yếu tố hỗ trợ, như tăng trưởng GDP tốt, lạm phát được kiểm soát, dòng vốn FDI ổn định, cán cân thương mại được cải thiện nhờ xuất khẩu mạnh.

Tuy nhiên, đà tăng của USD trong những tháng gần đây đã khiến VND yếu thế. Trong 5 tháng đầu năm, VND đã mất giá 0,3% so với USD.

ANZ: Tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam mạnh bất ngờ - Ảnh 3.

Tỷ giá USD/VND và EUR/VND. Ảnh: ANZ

ANZ nhìn thấy có rủi ro phía trước. Các vấn đề thương mại giữa Mỹ và châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể tác động đến Việt Nam. Giá dầu thế giới tăng có thể thúc đẩy lạm phát ở Việt Nam. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước Việt Nam đang đẩy tỷ giá USD/VND lên cao hơn, đặc biệt là từ tháng 4, có thể thấy rõ trong quá trình ấn định tỷ giá trung tâm hàng ngày.

Theo ANZ, tỷ giá USD/VND vào cuối năm 2018 là 22.780, tức VND mất giá khoảng 0,4% trong năm 2018.

Chính phủ quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt trên 6,7

Bài viết mới