Oxford Economics: Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có thể khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 giảm nhẹ, đạt khoảng 6,6%

Sức cầu trong nước sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng

Dẫn báo cáo “Tiêu điểm kinh tế: Khu vực Đông Nam Á” do Oxford Economics soạn thảo, đại diện của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đã chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay khó đạt mức 6,8% như năm 2017. Đây là nhận định tại Lễ Công bố Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á quý 2 năm 2018 diễn ra tại Hà Nội, sáng 06/6.

“Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế có giảm một chút trong quý 1, xuống mức 7,7% so với cùng kỳ, sau khi đã đạt kết quả rất tốt vào thời điểm cuối 2017. Tuy nhiên, nếu tính từng quý thì đây vẫn là kết quả quý 1 tốt nhất trong 10 năm qua nhờ duy trì tiềm lực của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngành dịch vụ hoạt động tốt và sản lượng nông nghiệp tăng. Nhìn chung, năm 2018, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,6%, giảm nhẹ so với 6,8% của năm ngoái” – bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Chuyên gia kinh tến trưởng khu vực Châu Á của Oxford Economics nói.

Vấn đề quốc tế đang nổi lên hiện nay là mâu thuẫn về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến kịch bản chiến tranh thương mại theo “tình huống xấu”. Dù không phải là mục tiêu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ chịu các tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.

“Là một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, phụ thuộc nhiều vào thương mại đối ngoại, bảo hộ tăng và thương mại toàn cầu giảm sẽ có hiệu ứng lan tỏa đáng kể đến Việt Nam, dù Việt Nam không phải là mục tiêu trực diện của chính sách tăng thuế quan. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài cũng sẽ khiến Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng khi tâm lý toàn cầu thay đổi” – bà Sian Fenner phân tích.

Oxford Economics: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 giảm nhẹ, đạt khoảng 6,6% - Ảnh 1.

Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Trưởng chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á của Oxford Economics

Các số liệu thống kê đều cho thấy rằng, Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, và đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể thúc đẩy hàng hóa của nước này xuất khẩu vào Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm từ Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) cũng giảm. Tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực có thể sẽ giảm xuống còn 4,9%.

“Tuy sức cầu ngoài nước của Việt Nam dự kiến giảm nhẹ, nhưng cầu trong nước được dự báo sẽ tăng, nhờ thu hút luồng vốn FDI tốt, chi tiêu tiêu dùng sôi động và nới lỏng chính sách tiền tệ” – bà Sian Fenner đánh giá.

Theo thống kê của Oxford Economics, số vốn FDI đăng ký mới đã tăng 40% và năm 2018 Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt về thu hút đầu tư nước ngoài, phần nào bù đắp cho tăng trưởng xuất khẩu giảm. Ngân hàng Nhà nước cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2018.

Nếu giá dầu thô tăng lên 100 USD/thùng…

Một điều cần phải nhấn mạnh rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã không còn phụ thuộc lớn vào khai khoáng như trước đó. Báo cáo Quốc hội cuối tháng 5/2018, Bộ trưởng Bộ tài chính khẳng định, cơ cấu thu NSNN đã có sự chuyển dịch và tỷ trọng thu từ dầu thô giảm còn 3-4 % thu NS trong hai năm 2016 và 2017. Cụ thể: Năm 2011, thu dầu thô chiếm 16% tổng thu cân đối ngân sách, nay còn 3,8%.

Mặc dù vậy, ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, giá dầu thô vẫn luôn là một yếu tố tác động lớn đến kinh tế Việt Nam.

“Giá dầu thô tăng lên sẽ tác động đến lạm phát. Chính phủ cũng đã đặt ra vấn đề này và đây là một câu chuyện rất quan trọng, có tác động toàn diện đến nền kinh tế. Không loại trừ bất kể một nhóm giải pháp nào, kể cả dùng tiền dự trữ để bù đắp, giữ giá dầu” – ông Trần Đình Thiên nói.

Oxford Economics: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 giảm nhẹ, đạt khoảng 6,6% - Ảnh 2.

Các diễn giả tại buổi công bố Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á quý 2 năm 2018

Theo bà Sian Fenner, tác động của giá dầu thô còn cần nhìn nhận rộng hơn nữa. Hiện tại, giá dầu thô chưa ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu Mỹ ban hành các lệnh “trừng phạt” Iran, giá dầu thô có thể tăng lên 85USD/thùng, thậm chí đạt 100USD/thùng. Với mức giá này nền kinh tế khu vực, trong đó có Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn.

“Khi Mỹ trừng phạt Iran, giá dầu thô là 85USD/thùng. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào? Giá dầu cao ảnh hưởng đến lạm phát, tất nhiên độ trễ là 6 tháng. Nhưng khi giá dầu thô tăng lên 100USD/thùng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Mức giá hiện nay có tác động vừa phải. Nhưng khi giá dầu tăng quá mạnh, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ phải can thiệp ngay lập tức. Hiện tại, chúng ta chưa thấy sự điều chỉnh vì Ngân hàng Trung ương các nước Đông Nam Á còn thận trọng và chú ý đến quan hệ thương mại Mỹ – Trung” – bà Sian Fenner nhận định

Nếu không khai thác dầu thô thêm 1,29 triệu tấn thì tăng trưởng chỉ còn 6,4%?

Bài viết mới