Dứa (hay trái thơm, huyền nương) vốn là một loại trái cây tượng trưng cho mùa hè sôi động ở vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên, trước khi trở nên phổ biến như hiện nay, quả dứa từng được xem là loại trái “sang chảnh” mà ai ai cũng phát cuồng vì chúng.
Thậm chí, nhà kinh tế học Pieter de la Court vào thế kỷ 17 đã viết: “Dứa là thứ quả duy nhất mà chúng ta nhìn hoài không chán!”
Vậy đâu là lý do quả dứa có vị trí đặc biệt trong lòng người dân Châu Âu nói chung và dân Angle nói riêng thế nhỉ?
Hương vị ngọt ngào nức tiếng
Sau khi được phát hiện tại Châu Mỹ bởi nhà thám hiểm lừng danh Christopher Columbus vào năm 1496. Quả dứa đã được ông mang về quê nhà cùng với loạt loại hoa quả nhiệt đới khác như cà chua, bí ngô…
Hình minh họa của họa sĩ J.A Enter Sohn Und Errben, 1708
Đức vua Ferdinand khi ấy đã ấn tượng trước loại quả có hình dáng và màu sắc giống quả thông lắm vẩy này.
Theo lời thuật lại của Gonzalo Fernández de Oviedo y Valdes, người phát ngôn của ông Ferdinand đã viết:
“Đây là loại quả đẹp nhất mà tôi từng thấy. Và tôi cũng không nghĩ rằng trên đời lại có loại quả có hình dáng đáng yêu và tinh tế đến thế”.
Đó là chưa kể đến hương vị ngọt ngào ẩn sau lớp nhân vàng óng của loại quả rất được giới nhà giàu yêu thích.
Bởi lẽ, giai đoạn Phục Hưng từng phải trải qua sự khủng hoảng về đường tinh luyện. Mỗi hộp đường vốn là món xa xỉ phẩm chỉ thông dụng trong giới thượng lưu, và quả dứa cũng có thể là cứu cánh cho người dân châu Âu trong cảnh thiếu đường trầm trọng.
Thế nhưng, mãi đến năm 1682 khi người Hà Lan có thể trồng được dứa trong nhà kính, người dân châu Âu mới được tận mắt được trông thấy những quá dứa thật sự, thay vì trên sách và hình vẽ.
Vua Charles II cùng quả dứa – bức tranh ghi lại vào năm 1675.
Khi “huyền nương” trở thành biểu tượng tại Anh Quốc
Cùng với việc trồng được dứa và giao thương ngày càng phát triển. Quả dứa ngày càng phổ biến hơn tại Anh Quốc vào thời Georgian (khoảng vào thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19).
Bình trà quả dứa vào thế kỷ 18
Khi ấy, quả dứa vẫn được mọi người xem như là một biểu tượng của sự thanh lịch.
Thậm chí người Anh còn dùng câu nói kinh điển “Quả dứa với hương vị tuyệt hảo” (“Pineapple is of a finest flavour”) để chỉ thứ tốt nhất, tuyệt vời nhất.
Câu nói này đã được áp dụng trong vở The Rivals (1775) nổi tiếng, khi trong lời thoại của nhân vật có câu “He is the very pineapple of politeness” (Tạm dịch: “Anh ấy là một người cực kỳ lịch thiệp.”).
Các công ty trang trí nội thất vào thời gian này cũng đã biết tận dụng biểu tượng thanh cao vốn có của nó để sản xuất hàng các vật dụng như khăn trải bàn in hình dứa, ấm trà…
Dunmore Pineapple
Ngoài ra, các bức tượng điêu khắc trái “huyền nương” cũng được giới thượng lưu Anh Quốc ưa chuộng.
Đặc biệt hơn, kiến trúc hình quả dứa Dunmore Pineapple vào năm 1761 tại Scotland được xem là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ của loại trái nhiệt đời này.
Sau thời gian này, người Anh bắt đầu công cuộc chiếm đóng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Nhưng cũng từ đó, quả dứa cũng được “đưa đi” khắp thế giới, và trở nên cực kì thông dụng như ngày nay.
Theo Theparisreview