Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Xử lý 12 triệu tấn rác thải mỗi năm phải dựa vào khối tư nhân

Sáng 05/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội trường.

Đại biểu Trần Văn Minh cho rằng, rác thải đã trở thành một vấn đề nóng. Trong khi lượng rác thải ngày một tăng thì việc xử lý hầu như chỉ là chôn lấp. Cách làm này vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí tài nguyên.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đánh giá, việc chôn lấp lượng rác thải hiện nay còn dẫn đến tốn kém ngân sách và ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn ODA.

“Nước ta có 12 triệu tấn rác thải, mỗi năm tăng thêm bình quân 9%, tức là khoảng 1 triệu tấn. Chúng ta đã sử dụng lượng vốn ngân sách và vốn ODA rất lớn cho các nhà máy và doanh nghiệp xử lý rác thải ở Hà Nội, TP.HCM… Nhưng như đại biểu Trần Văn Minh nói, chúng ta đều chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Ở đây dẫn đễn vấn đề tốn kém ngân sách và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn ODA. Tôi cho rằng như thế là chưa quan lý có hiệu quả” – ông Lưu Bình Nhưỡng nói

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, nếu không huy động toàn xã hội tham gia xử lý 12 triệu tấn rác thải từ nguồn thì sẽ rất phức tạp. Tại nông thôn, người dân có thể được hướng dẫn phân loại. Ngoài một số loại người dân có thể tử xử lý, thì những loại rác khác phải được tái chế, chuyển thành điện năng, phân vô cơ.

“Chúng ta không đánh giá lại quá khứ nữa. Từ nay cần phải lựa chọn công nghệ. Quan điểm là rõ ràng phải dựa vào khối tư nhân, và cần cơ chế để khối tư nhân tham gia được. Bằng trí tuệ, nhân lực, nguồn vốn của Việt Nam để xử lý. Hiện nay cũng có nhiều mô hình đã thực hiện và được đánh giá cao” – ông Trần Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Dựa vào khối tư nhân để xử lý 12 triệu tấn rác thải mỗi năm - Ảnh 1.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: rác thải không được tái chế, chủ yếu vẫn phải chôn lấp dẫn đễn tốn kém ngân sách và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn ODA

Theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đang có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp nước ngoài cho biết, đang gặp khó khăn hơn doanh nghiệp trong nước khi tiếp cận với các địa phương để đề xuất giải pháp xử lý rác thải.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ghi nhận ý kiến của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Quan điểm của Bộ trưởng là luôn hoan nghênh các doanh nghiệp có công nghệ xử lý triệt để rác thải với giá thành thấp. Bộ kỳ vọng các mô hình xử lý chất thải thành phân bón, điện,… của doanh nghiệp.

Bộ trưởng cho rằng, vấn đề rác thải có liên quan đến nhiều bộ ngành như: Bộ Xây dựng (chịu trách nhiệm về vấn đề quy hoạch), Bộ Khoa học và Công nghệ (giải quyết về vấn đề công nghệ). Các Bộ đã thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải trên quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu đặc biệt là chú trọng đến công nghệ xử lý rác có tính toán phù hợp của các điều kiện kinh tế của các đô thị.

Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác. Các công nghệ này hiện nay đang được kiểm chứng và đánh giá cho đầy đủ. Sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công nghệ đát tiêu chuẩn sẽ được công bố để các địa phương biết và thực hiện. Việc lựa chọn các mô hình của thế giới sẽ đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

“Nhưng tôi nhấn mạnh công tác phân loại rác tại nguồn là hết sức quan trọng. Nếu tạo ra phong trào hơn 90 triệu dân cùng tham gia phân loại rác thì hiệu quả rất cao. Phải tiến hành đồng bộ. Người dân sẵn sàng tham gia. Nhà nước tiến hành các giải pháp thu gom, vận chuyển, tái chế. Trong những khâu này, thu gom và công nghệ xử lý hoàn toàn có thể xã hội hóa được. Đây đã trở thành một ngành kinh doanh, còn rác đã thực sự là tài nguyên” – ông Trần Hồng Hà nói.

Dân đi tắm biển cũng khó, Bộ trưởng có giải pháp gì?

Bài viết mới