Tại sao có hiện tượng chỉ định thầu dự án BOT khiến dư luận bức xúc về đặc quyền, độc quyền?

Chất vấn Bộ trưởng GTVT, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết nhiều doanh nghiệp bức xúc khi nhiều dự án kỹ thuật được thông qua bằng việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu nhưng có hiện tượng dàn xếp.

“Việc này khiến cho doanh nghiệp không thể cạnh tranh được lại kéo dài qua nhiều năm, giá trị tổng cộng lên đến nhiều nghìn tỷ đồng”, đại biểu Nghĩa nói và nhấn mạnh việc đặc quyền, độc quyền này sẽ khiến cạnh tranh bị vô hiệu hoá, nhiều dự án bị kéo dài, thậm chí có dự án bị đội vốn lên nhiều lần.

Tại sao có hiện tượng chỉ định thầu dự án BOT khiến dư luận bức xúc về đặc quyền, độc quyền? - Ảnh 1.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

“Bộ trưởng trả lời có hay việc này hay không? Quan điểm và giải pháp của Bộ trưởng”, ông Nghĩa chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu đoàn TP. HCM, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định không có dự án nào là không qua tổ chức đấu thầu.

“Tôi khẳng định không có dự án BOT nào không đấu thầu và công khai. Bộ công khai trên trang web Bộ KHĐT, thời hạn là 1 tháng theo đúng quy định. Trong 1 tháng đó, các nhà đầu tư nếu quan tâm sẽ nghiên cứu hồ sơ để tham gia đấu thầu”, Bộ trưởng nói và cho biết sẽ tổ chức đấu thầu khi có 2 nhà đầu tư trở lên.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Bộ trưởng nhận xét là có một số dự án chỉ có 1 nhà đầu tư quan tâm, nhiều dự án đã kéo dài them giời gian đăng ký cũng không có người quan tâm.

Trong khi đó, căn cứ vào Luật, Bộ GTVT vẫn có quyền chỉ định thầu khi chỉ có 1 nhà thầu tham gia.

“Bởi vì bức xúc của địa phương, bà con trông chờ cơ sở hạ tầng, không có nhà đầu tư chả nhẽ để như thế?”, Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh là các hoạt động này đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ KHĐT giám sát, kiểm tra chặt chẽ.

Đối với việc đấu thầu có hình thức hay không, Bộ trưởng Thể khẳng định Luật Đấu thầu rất chặt chẽ, nếu phát hiện có thông thầu sẽ xử lý vi phạm nghiêm.

Bên cạnh đó, ông Thể cũng thừa nhận có hiện tượng một số dự án chỉ định thầu bị chậm tiến độ, gây lãng phí. Nguyên nhân là các nhà thầu khi tham gia đều mong muốn trúng nhiều dự án, dẫn đến việc khi trúng nhiều dự án ở các địa phương khác nhau lại không đủ khả năng về tài chính một thời điểm, không đáp ứng được yêu cầu.

Theo đó, Bộ GTVT họp giao ban hàng tháng, hàng quý với các nhà thầu để đốc thúc. Về việc thực hiện quyết toán các dự án, Bộ trưởng cho rằng Bộ GTVT đã làm đúng theo quy định của phát luật.

Bộ trưởng GTVT khẳng định sớm báo cáo “tên mới” cho trạm thu phí, Chủ tịch Quốc hội nói không cần, “cứ trở về tên cũ là được”

Bài viết mới