Chênh lệch giữa dầu WTI và Brent cao nhất trong hơn 3 năm
Dầu Mỹ giảm gần 2% trong phiên qua mặc dù dự trữ dầu thô của Mỹ cao hơn dự kiến, trong khi dầu Brent thay đổi ít, đẩy mức chênh giữa hai loại dầu lên mức cao nhất trong hơn 3 năm.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 3,6 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự đoán giảm 525.000 thùng. Sự trữ xăng và dầu diesel tăng.
Sự giảm giá của dầu thô Brent bị hạn chế hơn, do triển vọng OPEC duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm có ảnh hưởng lớn hơn với dầu WTI bởi lo ngại kéo dài về tình trạng cơ sở hạ tầng hạn chế của Mỹ.
Sản lượng dầu thô Mỹ đang tăng lên mức kỷ lục kể từ cuối năm ngoái. Trong tháng 3, sản lượng tăng 215.000 thùng lên 10,47 triệu thùng/ngày, mức kỷ lục mới hàng tháng.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 8 chốt phiên giảm 14 US cent xuống 77,56 USD/thùng, trong khi dầu WTI kỳ hạn tháng 7 giảm 1,17 USD tương ứng 1,7% xuống 67,04 USD/thùng.
Có thời điểm dầu thô Brent cao hơn WTI 11 USD/thùng, chênh lệch lớn nhất kể từ tháng 3/2015. Mức chênh này đã tăng gấp đôi trong vòng chưa đến một tháng, do đường ống dẫn dầu quá công suất vận chuyển tại Mỹ. Mức chênh lớn khiến xuất khẩu dầu thô của Mỹ cạnh tranh hơn so với các loại dầu như Biển Bắc hay các loại dầu Tây Phi.
Ngày 30/5, OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC khẳng định cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2018 nhưng sẵn sàng thực hiện điều chỉnh thỏa thuận dần dần để hạn chế tình trạng thiếu hụt, tin tức này đã giúp thúc đẩy giá dầu Brent.
Vàng ổn định mặc dù đồng USD yếu đi
Giá vàng giữ ổn định ngay cả khi đồng USD mất đà tăng sau khi căng thẳng chính trị tại Italy dịu đi.
Hai đảng của Italy đã nỗ lực để thành lập một chính phủ liên minh mới, xóa bỏ mối lo về một buộc bầu cử sớm mà các mà đầu tư lo sợ sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Italy trong khu vực Eurozone.
Đồng euro tăng do hai cuộc thăm dò tại Italy cho thấy 60 – 72% người trả lời muốn nước này vẫn là một phần của Eurozone.
Vàng giao ngay ổn định tại 1.300,66 USD/ounce, nhưng giảm gần 1% trong tháng này, sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp. Vàng kỳ hạn tháng 6 của Mỹ chốt phiên giảm chỉ 1,4 USD hay 0,1% xuống 1.300,10 USD/ounce.
Hỗ trợ cho giá vàng là sự leo thang căng thẳng thương mại. Đầu phiên giá tăng do đồng USD giảm ngày thứ hai so với đồng euro, khiến vàng tính bằng đồng USD rẻ hơn cho các nhà đầu tư ngoài nước Mỹ.
Washington sẽ thông báo kế hoạch áp thuế cho thép và nhôm nhập khẩu từ EU. EU cho biết họ không muốn một cuộc chiến thương mại nhưng sẽ đáp trả nếu Washington áp thuế.
Các nhà đầu tư chờ đợi số liệu việc làm của Mỹ công bố ngày hôm nay để có thêm manh mối về giá vàng.
Kẽm giảm do dự trữ tăng
Giá kẽm giảm sau khi dự trữ tăng, cho thấy các nguồn cung mạnh. Giá nhôm tăng sau khi Mỹ áp thuế, trong khi các kim loại khác được hỗ trợ bởi số liệu sản xuất mạnh tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Dự trữ kẽm tại kho được đảm bảo trên sàn giao dịch kim loại London tăng 7% trong một ngày lên 245.750 tấn, cao nhất kể từ tháng 11, tăng vọt 84% kể từ cuối tháng 2.
Các kim loại khác tăng sau khi số liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất 8 tháng trong tháng 5, làm tiêu tan những dự đoán trước đây và giảm những lo ngại về suy giảm kinh tế.
Giá kẽm trên sàn LME giảm 1% xuống 3.100 USD/tấn, từ mức cao nhất một tháng 3.164,50 USD/tấn sau khi số liệu dự trữ của LME được phát hành.
Dự trữ đồng được đảm bảo của LME tăng 19% trong một ngày lên 226.675 tấn. Giá đồng LME tăng 0,2% lên 6.852 USD/tấn.
Thép cây tại Thượng Hải chạm mức cao 2 tuần
Giá thép kỳ hạn của Trung Quốc tăng lên mức cao hai tuần do một khảo sát cho thấy lĩnh vực sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng với tốc độ nhanh nhất 8 tháng trong tháng 5.
Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,5% lên 3.696 NDT (577 USD/tấn). Trong phiên giá đã chạm mức 3.697 NDT/tấn, cao nhất kể từ ngày 18/5.
Nền kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc báo trước nhu cầu thép tốt tại nước tiêu dùng lớn nhất thế giới này và tiêu thụ mạnh trong những tháng qua với bằng chứng là dự trữ thép của các thương nhân sụt giảm.
Stephen Innes, giám đốc giao dịch châu Á Thái Bình Dương tại công ty môi giới kỳ hạn OANDA cho biết tác động tích cực từ số liệu sản xuất lạc quan đối với các tài sản rủi ro có thể không kéo dài trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 0,4% lên 462,5 NDT/tấn, than luyện cốc tăng 2,4% lên 1.238,5 NDT/tấn.
Cao su giảm giá
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tham chiếu cho giá cao su tại Đông Nam Á, theo sau sự sụt giảm tại Thượng Hải trong khi nhu cầu bị hạn chế trước một hội nghị trong khu vực được tổ chức tại Qingdao, một trung tâm sản xuất lốp xe lớn ở Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết sẽ bảo vệ lợi ích của mình nếu Washington tìm cách kích động một cuộc chiến thương mại.
Hợp đồng cao su tại Tokyo kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 1,1 JPY xuống 190.9 JPY/kg. Giá cao su tăng trong đầu phiên giao dịch, được thúc đẩy bới giá dầu tăng trong phiên trước.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 130 NDT (20,31 USD), đóng cửa ở mức 11.670 NDT/tấn.
Cà phê Indonesia bắt đầu thu hoạch
Mức cộng của cà phê Indonesia tăng trong tuần do đồng USD yếu, nhưng chiều tăng bị hạn chế bởi vụ thu hoạch chính tại một số khu vực bắt đầu, trong khi giao dịch tại Việt Nam vẫn chậm vào cuối vụ.
Mức cộng của cà phê robusta loại 4 với 80% hạt khiếm khuyết tăng lên 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London. Một tuần trước mức cộng là 20 – 30 USD/tấn.
Đồng rupiah của Indonesia đã mạnh lên so với đồng USD khoảng 2% kể từ ngày 24/5, theo số liệu của Reuters.
Tại Việt Nam, các đại lý ở Tây Nguyên chào giá cà phê robusta khoảng 36.500 đồng/kg, một tuần trước giá từ 35.500 – 37.500 đồng/kg.
Mức trừ lùi của cà phê robusta Việt Nam loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức 80 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại London. Mức trừ lùi một tuần trước là 80 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 5 ước đạt 140.000 tấn, đưa tổng lượng xuất khẩu trong 5 tháng lên tới 825.000 tấn hay 13,75 triệu bao (60 kg/bao), tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đường tăng giá
Đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,19 US cent hay 1,5% lên 12,79 US cent/lb sau khi đạt 12,85 US cent, mức cao nhất kể từ ngày 23/3. Hợp đồng giao ngay đóng cửa tháng 5 tăng 11%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2016.
Giá đường tăng do việc gián đoạn sản xuất và xuất khẩu tại Brazil, nước trồng mía đường hàng đầu thế giới ngay cả khi nguồn cung toàn cầu dư thừa lớn.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 5,7 USD hay 1,6%, lên 354,6 USD/tấn.
Sản lượng đường của Ấn Độ có thể đạt cao kỷ lục trong năm thị trường tới, với việc nông dân tiếp tục trồng mía mặc dù giá giảm và các nhà máy đường chậm trễ thanh toán cho niên vụ hiện tại.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 1/6