Nhân viên phát minh ra chip nhớ, đưa công ty thành ‘tượng đài công nghệ’ nhưng Toshiba lại ruồng bỏ khiến người này chuyển nghề, kết quả họ làm ăn sa sút cực độ, phải rao bán mình

Tại Bảo tàng lịch sử máy tính ở thung lũng Silicon, trong số những bức ảnh của Steve Jobs, Bill Gates cùng một số tên tuổi lừng danh khác đã giúp định hình nên cuộc cách mạng máy tính còn có một cái tên không được nhiều người biết lắm là một kỹ sư người Nhật Bản.

Tên của ông ấy là Fujio Masuoka và dòng chữ nhỏ phía dưới bức ảnh mô tả ông thế này: “Là người phát minh ra bộ nhớ nhưng lại bị lãng quên”. Câu chuyện của vị kỹ sư này là một lời cảnh tỉnh đối với những nhà lập pháp Nhật Bản và cả các công ty Nhật đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế của Nhật Bản như một cường quốc công nghệ cao.

Masuoka “phát minh ra flash memory (bộ nhớ máy tính không ổn định) vào năm 1984 trong thời gian làm việc tại Toshiba. Ý tưởng của Masuoka được khen ngợi, ca tụng hết lời nhưng bản thân Masuoka thì không. Vì quá đau buồn khi Toshiba không có những biện pháp khen ngợi xứng đáng cho kỳ tích trong công việc của mình, Masuoka đã rời bỏ công ty để trở thành Giáo sư tại Đại học Tohoku”.

Nhân viên phát minh ra chip nhớ, đưa công ty thành tượng đài công nghệ nhưng Toshiba lại ruồng bỏ khiến người này chuyển nghề, kết quả họ làm ăn sa sút cực độ, phải rao bán mình - Ảnh 1.

Bức ảnh Masuoka xuất hiện trên bìa tạp chí Forbes vào năm 2015

Trong năm 1987, Toshiba đã phát triển loại chip nhớ NAND (lựa chọn hàng đầu sử dụng trong các thiết bị điện tử di động tiêu dùng đa phương tiện trên thế giới). Thời điểm đó hầu hết việc lưu trữ dữ liệu được thực hiện trong một cuộn băng từ tính. Một đội ngũ nhân viên do Masuoka dẫn dắt đã tìm cách ứng dụng flash memory vào thực tiễn trong những năm 1980 với chi phí chỉ vài trăm nghìn USD. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản họ mơ tiếp về một loại chất bán dẫn mới có thể trở thành sản phẩm giá rẻ đại trà.

Dưới sự dẫn dắt của Masuoka, đội ngũ này đã nghiên cứu chi tiết về cấu trúc và nguyên liệu, làm việc thâu đêm suốt sáng trong thời gian dài. Cuối cùng, những nỗ lực của họ cũng mang về thành quả lớn, kiến tạo nên mảng kinh doanh, sản xuất chip nhớ của Toshiba.

30 năm trôi qua, chip nhớ gần như đã trở thành một phần cuộc sống, giúp mọi người chụp ảnh và nghe nhạc thoả thích trên điện thoại thông minh. Nhưng, mảng chip nhớ của Toshiba – từng là “cỗ máy in tiền” của công ty, mang về lợi nhuận hoạt động lên tới hơn 400 tỷ yen (tương đương 3,36 tỷ USD) mỗi năm hiện đang được rao bán.

Điều đáng nói là suốt những năm tháng Toshiba tận hưởng thành công với mảng chip nhớ hoàn toàn vắng bóng Masuoka. Ông rời Toshiba vào năm 1994, trước khi sản phẩm chip nhớ thương mại được bán ra thị trường. Một thập kỷ sau, Masuoka nộp đơn kiện Toshiba, yêu cầu khoản bồi thường 1 tỷ yen cho những công việc ông đã làm được liên quan tới chip nhớ. Khi ấy, nhiều người cho rằng Masuoka quá tham lam khi làm như vậy.

Nhưng, ông không hề bị bối rối bởi những lời chỉ trích như vậy. “Vấn đề không phải là tiền. Tôi chỉ muốn tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Các kỹ sư Nhật Bản cần phải được trao thưởng xứng đáng”.

Masuoka quyết định ra đi khi sếp trực tiếp của ông đề nghị chuyển sang nhiệm vụ “kỹ sư cố vấn” và nói rằng chức danh này tương đương với vị trí đứng đầu bộ phận. Tuy nhiên thực tế đó chỉ là một vị trí bù nhìn. Ông chẳng có một nhân viên nào dưới quyền và công ty cũng chẳng dành bất kỳ nguồn tiền nào cho nhóm của ông cả.

Masuoka “trở nên phát điên với Toshiba khi mà việc nỗ lực gặp trực tiếp nói chuyện với quản lý cấp cao của tập đoàn cũng không được toại nguyện”.

Điều đáng báo động là nhiều công ty Nhật Bản có thói quen kìm hãm sự phát triển của những bộ não thiên tài như Masuoka.

Khi một nhân viên sáng tạo ra một điều gì đó mới lạ, bằng sáng chế đó sẽ thuộc về phía công ty chủ quản. Người trực tiếp làm ra phát minh đó chỉ nhận được một khoản tiền mặt thưởng rất nhỏ mà thôi.

Các thành viên trong đội của Masuoka lần lượt rời đi. Và việc chảy máu chất xám trở thành thành thực trạng đáng báo động không chỉ ở Toshiba: Các kỹ sư chip nhớ cũng lần lượt rời bỏ Hitachi, NEC, Sony, khởi đầu từ nửa cuối những năm 1980. Chỉ riêng Samsung luôn đăng tuyển nhân tài với mức đãi ngộ rất xứng đáng nên họ đã đi được rất xa trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tại Toshiba, mức thưởng được trao cho một nhân viên tạo ra phát minh mới chỉ giới hạn 100.000 yen vào cuối năm 2000. Thực tế, hiện Toshiba bắt đầu trả mức lương cao hơn cho các kỹ sư nhưng vẫn dưới chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, một lực lượng mới đang thâm nhập thị trường kỹ sư chip nhớ. Từ năm ngoái, các công ty săn đầu người bắt đầu “câu” nhân sự từ mảng chip nhớ của Toshiba, cam kết trả lương hàng năm lên tới 10 triệu yen. Tsinghua Unigroup của Trung Quốc là một trong những công ty đang tìm cách tuyển mọi ký sư của Toshiba.

Hàng trăm người đã rời bỏ mảng chip nhớ của Toshiba kể từ khi bê bối gian lận kế toán trong tháng 4 năm 2015 xảy ra. Nếu làn sóng chảy máu nhân tài sáng các công ty nước ngoài từ Toshiba và nhiều công ty Nhật Bản khác tiếp tục diễn ra thì những nỗ lực của chính phủ Nhật nhằm bảo hộ ngành công nghiệp chip nhớ trong nước sẽ trở thành công cốc.

Câu hỏi đặt ra là khi nào các công ty Nhật Bản có thể tạo ra môi trường thu hút để giữ được các nhân tài về công nghệ và tăng tiền lương thưởng cho họ.

Dưới bức ảnh Masuoka tại Bảo tàng lịch sử máy tính còn kèm theo vài lời mỉa mai thế này: “Làm theo truyền thống trung thành với công ty của Nhật Bản, ông ấy đã kiện lại Toshiba để đòi bồi thường”.

Những nhân tài tại Nhật Bản bây giờ bớt lo sợ hơn về vấn đề bị bạc đãi bởi chính những đơn vị sở hữu lao động mới cần phải cật lực giữ chân những người có khả năng tạo ra các công nghệ của tương lai.

Sau 8 tháng tranh cãi, Toshiba bán mảng chíp nhớ giá 18 tỷ USD

Bài viết mới