Nhựa Hà Nội chào sàn UpCOM ngày 8/9 với giá tham chiếu 66.000 đồng/cp

Sở GDCK Hà Nội vừa quyết định chấp thuận cho CTCP Nhựa Hà Nội được đăng ký giao dịch toàn bộ 6,5 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán NHH. Ngày giao dịch đầu tiên 8/9/2017. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 8/9/2017. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 66.000 đồng/cổ phiếu.

Lịch sử phát triển

CTCP Nhựa Hà Nội (HPC) tiền thân là Xí nghiệp Nhựa Hà Nội trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Công ty tiến hành IPO đưa hơn 112 triệu cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng vào cuối tháng 12/2007 với giá chào bán 10.300 đồng/cổ phiếu. Tuy lượng cổ phiếu chào bán thành công chỉ 834.800 cổ phiếu – nhưng giá đấu thành công bình quân lên đến 27.958 đồng/cổ phiếu – gần gấp 3 lần giá khởi điểm.

Tháng 10/2008 cồng ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 65 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 81,71% vốn điều lệ. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước cũng vẫn duy trì ở mức 81,71%.

Hiện công ty có 1 công ty con duy nhất là Công ty TNHH Phát triển XNK và Đầu tư Viexim chuyên kinh doanh các sản phẩm về nhựa, do HPC nắm giữ 100% vốn.

Nhựa Hà Nội có những gì?

HPC chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ như phụ tùng ô tô, xe máy cấp cho các hãng xe lớn Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio…và các linh kiện điện tử cho các hãng điện tử Panasonic, Korg Việt Nam…

Hiện HPC có Nhà máy Nhựa cao cấp tại Long Biên, Hà Nội, là nhà mát thuộc loại tiên tiến, hiện đại hàng đầu Việt Nam. Nhà máy có tổng diện tích xấp xỉ 20.000m2, ngay trục đường 5 thuận lợi cho giao thông. Đây là đất thuê 45 năm trả tiền đất hàng năm dùng để xây dựng nhà xưởng. Thời hạn thuê còn đến tháng 5/2047.

Ngoài ra HPC còn có nhà xưởng tại huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, thuộc sở hữu của công ty con Viexim, có diện tích cũng xấp xỉ 23.000m2. Đây cũng là đất thuê 49 năm, trả tiền hàng năm, có thời hạn đến tháng 1/2053, là đất làm cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Ngoài khả năng gia công các sản phẩm từ nhiệt dẻo, HPC còn sản xuất nhiều loại sản phẩm chất lượng cao từ nhựa nhiệt rắn Bakelite, Phenolics trên thiết bị ép phun tự động hiện đại.

Kết quả kinh doanh

Nhựa Hà Nội cũng là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh rất tốt. Năm 2015 lãi sau thuế xấp xỉ 81,3 tỷ đồng, còn năm 2016 cũng lãi xấp xỉ 74,2 tỷ đồng, chỉ số EPS 2 năm gần đây đều rất cao, lần lượt là đạt 12.509 đồng/cp và 11.417 đồng/cp. Cả 3 năm gần đây cổ đông của công ty đều đặn nhận cổ tức bằng tiền cùng tỷ lệ 30%.

Tính đến cuối năm 2016 Nhựa Hà Nội ghi nhận còn 184 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó vay nợ ngắn hạn 12,8 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 40,1 tỷ đồng.

Năm 2017 Nhựa Hà Nội đặt mục tiêu đạt 850 tỷ đồng tổng doanh thu; lợi nhuận sau thuế 44 tỷ đồng, giảm sút 36,7% so với năm 2016. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 20%.

Sở dĩ mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2017 đặt ra sụt giảm so với năm trước đó do công ty xác định sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng USD đang ổn định nhưng ở mức cao so với năm 2016, giá nguyên liệu có xu hướng tăng trong khi giá bán khó điều chỉnh để cạnh tranh.

Hưởng lợi lớn từ chính sách, cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ nhựa Việt Nam phát triển

Bài viết mới