Với những người trẻ tuổi, nghỉ hưu là chuyện xa vời, tuy nhiên chuyên gia khuyên bạn nên thanh toán hết nợ nần ở độ tuổi này để có thể “hạ cánh” sớm!

Theo nhà đầu tư của chương trình truyền hình “Shark Tank” – chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân – Kevin O’Leary, nếu bạn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 60, bạn cần phải bắt đầu một lộ trình tài chính ổn định ngay từ bây giờ bằng cách tiết kiệm và giảm thiểu các khoản nợ không cần thiết.

Ông chia sẻ trên CNBC: “Nhiều người hiện nay vẫn chưa tính đến chuyện lập kế hoạch cho tương lai và dự trù một khoản tiết kiệm cho tuổi già. Khi bạn già đi, việc kiếm tiền không còn là điều dễ dàng với bạn nữa. Vì vậy, hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ, khi bạn vẫn còn có thể kiếm tiền. Đó là toàn bộ ý tưởng về tự do tài chính”. Bởi vì khi bạn về già, chỉ có các khoản chi và nợ nần tăng lên.

O’Leary giải thích: “Hãy suy nghĩ về cuộc sống! Khi học đại học – bạn vay nợ sinh viên. Sau đó, bạn tìm kiếm một người bạn đời và kết hôn, rồi mua nhà, các khoản nợ cứ thế tăng dần lên – đó còn gọi là nợ thế chấp. Đến khi có con rồi nuôi nấng và cho các con đi học, bạn sẽ càng nợ nhiều hơn”.

Vì vậy, càng sớm càng tốt, hãy bắt đầu lên kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Bằng cách này, bạn có thể được đảm bảo về mặt tài chính vào thời điểm bạn nghỉ hưu.

Ở độ tuổi nào bạn nên trả hết nợ?

Với những người trẻ tuổi, nghỉ hưu vẫn còn là chuyện xa vời, tuy nhiên chuyên gia khuyên bạn nên thanh toán hết nợ nần ở độ tuổi này để có thể nghỉ hưu sớm! - Ảnh 1.

O’Leary gợi ý rằng bạn cần phải đưa bản thân thoát khỏi mọi nợ nần vào độ tuổi 45: “Tôi đề cập đến độ tuổi 45 này bởi vì đây là độ tuổi bạn sẽ phải thực hiện một bước ngoặt lớn. Hãy suy nghĩ về sự nghiệp của bạn: Thông thường, phần lớn những người trẻ tuổi thường bắt đầu sự nghiệp vào những năm kể từ thời điểm 20 tuổi và kết thúc sự nghiệp của mình ở độ tuổi trên 60, khi họ ngày càng già yếu.

Vì vậy, vào tuổi 45, khi bạn đã đi qua hơn nửa chặng đường, sẽ tốt hơn nếu bạn trả hết nợ vào giai đoạn này và dành phần thời gian còn lại để tích lũy vốn”.

Để lên kế hoạch nghỉ hưu và chi trả nợ nần, O’Leary cũng như các chuyên gia khác gợi ý bạn những bí quyết sau:

1. Tiết kiệm và đầu tư dài hạn

“Hãy luôn luôn tự hỏi bản thân trước khi bạn dự định mua một món đồ nào đó: Tôi có thực sự cần nó không? Nó là món đồ mình bắt buộc phải có? Phần lớn các lần, câu trả lời là ‘không’. Vậy thì đừng mua nó. Thay vào đó, đầu tư tiền của bạn có thể đem lại lợi ích hơn rất nhiều”.

Việc theo dõi chi tiêu có thể giúp bạn tránh được các khoản nợ tín dụng – khoản nợ có mức lãi suất cao. Bằng cách tận dụng khoản tiết kiệm đó để đầu tư, bạn có thể nhận thấy rõ sự kỳ diệu của lãi suất kép, tiền của bạn cũng tăng lên đáng kể.

2. Suy nghĩ thận trọng về thế chấp

Không phải tất cả mọi khoản nợ đều giống nhau. Nợ thế chấp có thể được thực hiện với một tài sản đáng giá cao, có thể là để mua một ngôi nhà.

Theo O’Leary, thế chấp thường chứa nhiều rủi ro, bất trắc hơn so với nợ tín dụng, ‘bởi bất động sản có thể là một lĩnh vực đầu tư’.

Tuy nhiên, trả hết nợ thế chấp có thể mang lại lợi ích. Tỷ phú tự thân, chuyên gia quản lý tài sản, David Bach cho biết việc thanh toán nợ thế chấp càng sớm, bạn càng có cơ hội sớm nghỉ hưu.

O’Leary chia sẻ: “Theo tôi, hầu hết những người ở độ tuổi 20, thậm chí là 30 không có lý do gì để vay nợ thế chấp. Nhà đất không phải lúc nào cũng đạt được những giá trị như bạn mong muốn, ít nhất nó cũng không thể đem lại lợi nhuận nhanh chóng”.

Nếu bạn quyết định vay nợ thế chấp để sở hữu một căn nhà, O’Leary cũng nhất trí rằng bạn nên trả nợ thế chấp càng sớm càng tốt.

“Không có lý do gì để bạn kéo dài mãi việc nợ nần. Cuộc sống luôn khó lường. Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày bạn bị sa thải hay phải chịu tổn thất từ những sự việc bất ngờ khác?”. Bạn bỗng chốc không thể kiểm soát được nợ thế chấp cũng như những rủi ro mà nó mang lại.

3. Thực hiện chiến lược trả nợ hàng tháng

Nếu bạn đang nợ, hãy bắt đầu việc thanh toán nợ nần!

Một số chuyên gia gợi ý “phương pháp Snowball” (Phương pháp bóng tuyết). Phương pháp Snowball được phổ biến bởi ‘bậc thầy’ tài chính Dave Ramsey. Bạn hãy liệt kê các khoản nợ của bạn theo số dư, sau đó, giải quyết số dư nhỏ nhất trước tiên, đồng thời trả một phần nhỏ cho các khoản nợ khác. Khi bạn đã thanh toán được số dư nhỏ nhất, hãy sử dụng số tiền bạn dùng để chi trả cho khoản nợ đó giải quyết khoản nợ nhỏ nhất tiếp theo, cứ thực hiện như vậy cho đến khi bạn hoàn toàn thoát khỏi nợ nần.

Ý tưởng của phương pháp này là, khi bạn đã trả được một khoản nợ, bạn sẽ có động lực và năng lượng để giải quyết các khoản nợ sau đó.

Warren Buffett và Charlie Munger đã dạy tôi làm chủ tư duy, cảm xúc và tiền bạc: Đây là con đường giúp bạn có thể về hưu sớm!

Bài viết mới