Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa có báo cáo về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của tập đoàn, trong đó có dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVtex).
PVTex có tổng vốn đầu tư khoảng 325 triệu USD (7.200 tỷ đồng) ra đời cuối năm 2008, trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh về dệt may và nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Với tham vọng tự chủ nguồn nguyên liệu xơ sợi, dự án được thành lập với mục tiêu tận dụng dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay PVTex thua lỗ triền miên. Năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng, năm 2015 lỗ 1.255 tỷ đồng. Dự án dừng hoạt động từ năm 2015 dù vậy tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Về phương án giải quyết dự án này, ngày 25/7 vừa qua, Petro Vietnam đã có công văn báo cáo Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về phương án hợp tác với đối tác nước ngoài để cùng sản xuất kinh doanh. Hiện tại, các cổ đông của PVTex đang chờ quyết định của Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương để triển khai phương án.
Nhà đầu tư Singapore nói thủ tục kéo dài
Petro Vietnam cho biết, trong khi đợi chờ quyết định trên phê duyệt, Tập đoàn đã có công văn đề nghị đối tác Fortrec (Singapore) gia hạn thời gian có hiệu lực cho các đề xuất hợp tác cùng sản xuất kinh doanh (hạn cũ là 31/7/2017).
Ngày 8/8, đối tác Fortrec đã khẳng định, do thời gian đợi các cấp có thẩm quyền của PVTex phê duyệt phương án quá lâu nên để triển khai hợp tác tiếp, Fortrec cần xin lại thủ tục phê duyệt phương án trước khi có trả lời chính thức.
“Đối tác cũng có đề xuất quan tâm mua bao tiêu phân đoạn p-Xylen được sản xuất từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khi Nhà máy đi vào hoạt động”, Petro Vietnam cho biết.
Về đối tác Singapore này, Petro Vietnam cho hay tháng 8/2016, Bộ Công Thương yêu cầu tập đoàn khẩn trương đàm phán với các đối tác để thống nhất phương án hợp tác. Sau đó, PVTex tìm được hai đối tác lớn là Tập đoàn Indorama (Ấn Độ) và Tập đoàn Fortrec Chemicals (Singapore).
Tuy niên, Fortrec Chemicals không chấp nhận chịu chi phí khấu hao máy móc, đưa ra điều kiện nếu máy móc trơn tru, họ sẽ cung cấp nguyên liệu chạy thử và sản phẩm chỉ cần đạt đủ công suất, còn kỹ thuật sẽ căn chỉnh cho phù hợp.
Fortrec Chemicals đồng ý ký hợp đồng với PVTex 2 năm, trong đó họ lo đầu ra sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam với giá cạnh tranh.
Nhưng đến nay, Petro Vietnam vẫn chưa trả lời, đối tác Fortrec Chemicals đang cần đầu tư nhưng vẫn phải chờ đợi. Chính vì vậy, nguồn vốn Nhà nước lại tiếp tục treo tại PVTex.
Mời nhà đầu tư Ấn Độ mua cổ phần
Petro Vietnam cho biết, có một đối tác của Ấn Độ là đã họp với tập đoàn về việc hỗ trợ PVtex trong giai đoạn tới như cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ bảo dưỡng vận hành… Đặc biệt, tập đoàn cũng có ý định mời Reliance mua cổ phần của PVTex.
“Hiện Petro Vietnam đã có công văn mời đại diện Reliance sang làm việc chính thức trong thời gian cuối tháng 8/2017”, Petro Vietnam cho biết thêm.
Để tái khởi động PVTex, hiện Petro Vietnam đã cử cán bộ kỹ thuật cùng với PVTex thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng chuẩn bị khởi động lại nhà máy. Tập đoàn hiện đang chỉ đạo thành lập các tổ hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, thương mại, pháp lý… từ nhân sự và các đơn vị thành viên để hỗ trợ PVTex chuẩn bị khởi động lại nhà máy.
Ngoài ra, Petro Vietnam cũng đang triển khai các thủ tục thuê tư vấn định giá tài sản của PVTex, sẵn sàng cho phương án chuyển nhượng khi cần thiết.
Trước đó, trong các buổi làm việc của Tổ công tác Chính phủ, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã có cam kết sẽ tăng dần tiêu thụh xơ polyester của PVTex để lên 100% nhằm nỗ lực cứu nhà máy nay.
Tính đến nay, dự án đã dừng hoạt động 22 tháng. Petro Vietnam cho biết, việc khởi động lại thì sẽ mất thêm khoảng 1 năm để khảo sát, đánh giá lại, kinh phí khởi động được xác định là 249-256 tỷ đồng, trong đó 127 tỷ đồng trả nợ cũ, bảo dưỡng đào tạo 17 tỷ đồng, thuê chuyên gia…