1. Làm sao để bình tĩnh lại khi biết mình sẽ bị áp lực
Bạn không làm việc được tốt nhất khi bạn phải chịu áp lực. Thực tế, não bộ đã tiến hóa qua hàng ngàn năm để tiết ra hoóc môn cortisol trong trạng thái đầy áp lực, ức chế vừa phải, suy nghĩ hợp lý nhưng có khả năng giúp bạn tồn tại ví dụ như bị tấn công bởi 1 con sư tử.
Nhà thần kinh học Daniel Levitin nghĩ ra được 1 cách để ngăn cản lỗi sai nghiêm trọng trong tình trạng đầy áp lực, khi suy nghĩ của bạn bắt đầu trở nên tiêu cực — phương pháp pre-mortem. “Chúng ta đều sẽ mắc lỗi 1 lúc nào đó,” ông ấy nói. “Phương pháp là hình dung ra những sai lầm sẽ xảy ra như thế nào.”
2. Ngôn ngữ cơ thể hình thành nên con người bạn
Ngôn ngữ cơ thể tác động đến cách những người khác nhìn chúng ta, nhưng nó cũng có thể thay đổi cách mà chúng ta nhìn về bản thân mình.
Nhà tâm lý xã hội Amy Cuddy chỉ ra “tư thế sức mạnh” – tư thế của sự tự tin ngay cả khi chúng ta không hề cảm thấy tự tin như thế có thể ảnh hưởng thế nào đến độ testosterone và cortisol trong não của chúng ta, và thậm chí có thể có ảnh hưởng đến cả những cơ hội thành công của chúng ta.
3. Nói thế nào để người khác muốn nghe
Có bao giờ bạn cảm thấy rằng dù mình đang nói, nhưng chẳng ai màng lắng nghe? Julian Treasure sẽ giúp bạn.
Trong cuộc trò chuyện hữu ích này, chuyên gia âm thanh Julian Treasure sẽ chỉ bạn bí quyết để có được một tiếng nói có sức mạnh — từ những bài luyện giọng tiện dụng đến cách nói chuyện truyền cảm. Đây là một chia sẻ có thể giúp cho thế giới trở nên đẹp hơn.
4.10 bí quyết để có được cuộc trò chuyện thú vị hơn
Khi công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn trò chuyện hay như thế nào, bạn học được cách trò chuyện — và rằng hầu hết chúng ta không trò chuyện hay lắm. Celeste Headlee làm công việc dẫn chương trình phát thanh hơn mười năm, và cô biết những yếu tố tạo nên một cuộc trò chuyện thú vị: sự thành thật, sự súc tích, sự rõ ràng và lắng nghe thực sự.
Trong bài nói chuyện sâu sắc như thế này, cô ấy chia sẻ mười bí quyết để có được cuộc trò chuyện thú vị. Đó là: “Hãy ra ngoài, trò chuyện với người khác, lắng nghe người khác. Và quan trọng nhất là, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đón nhận ngạc nhiên.”
5. Điều gì khiến chúng ta hài lòng về công việc của chúng ta?
Cái gì thôi thúc chúng ta làm việc? Trái ngược với suy nghĩ thông thường, nó không phải chỉ là tiền. Nhưng nó cũng không chính xác là niềm vui. Có vẻ như hầu hết chúng ta phát triển mạnh bằng cách liên tục tiến bộ và cảm giác có mục đích.
Nhà kinh tế học hành vi Dan Arialy giới thiệu hai thử nghiệm mở tiết lộ những thái độ đầy bất ngờ và mang tính sắc thái hướng tới ý nghĩa trong công việc của chúng ta.
6. Vì sao ứng viên tốt nhất được tuyển lại có thể không có lý lịch hoàn hảo?
Nếu được lựa chọn giữa một ứng viên với lý lịch xuất sắc và một ứng viên đã trải qua nhiều khó khăn, chuyên viên nhân sự Regina Hartley luôn luôn cho “Chiến binh” một cơ hội.
Vì là một người trưởng thành qua nhiều sóng gió, Hartley thấu hiểu rằng những người vượt qua được giai đoạn tăm tối sẽ được củng cố sức mạnh để kiên tâm duy trì trong môi-trường-làm-việc-luôn-thay-đổi.
“Hãy chọn ứng viên chưa được đánh giá đúng mức, người có vũ khí bí mật là đam mê và mục đích”, cô ây nói, “Hãy tuyển “Chiến binh””.