Hàng xóm của bạn vừa mới có một chuyến đi chơi đầy thú vị. Đồng nghiệp thông báo rằng cô ấy sắp có một chuyến đi ra nước ngoài nữa. Người bạn thân nhất của bạn chuẩn bị mua một ngôi nhà lớn hơn ở một thành phố sầm uất hơn…
Bạn chắc chắn rằng họ không làm việc nhiều hơn bạn. Vậy họ đã kiếm ra tiền như thế nào để chi tiêu cho những hạng mục này?
Có thể họ phải đi vay nợ, hoặc họ là con cháu của một gia đình giàu có được bố mẹ chu cấp, hay thậm chí là họ sẽ không bao giờ có thể nghỉ hưu. Cũng có thể họ đã tìm ra bí mật lớn nhất về tiền bạc: bạn có thể có bất cứ thứ gì mình muốn, chỉ có điều bạn không thể có được mọi thứ.
Chiếc xe mới, căn nhà và các chuyến đi là kết quả của một loạt các quyết định ẩn dưới vẻ bề ngoài. Những gì chúng ta không nhìn thấy, điển hình là hậu quả hay là những thỏa thuận, trao đổi của họ.
Bạn chỉ thấy được những gì người ta muốn bạn thấy
Các nhà kinh tế học và tâm lý học cho rằng con người rất quan tâm đến địa vị, đặc biệt là đối với những người ngang hàng với chúng ta, và những thứ chúng ta tiêu dùng cũng có thể là một cách để biết được việc chi tiêu của chúng ta. Chúng ta coi việc chi tiêu dưới mức trung bình là điều gì đó “mất tự trọng” và chỉ thấy “tự trọng” khi chi tiêu của mình ở trên mức trung bình.
Động lực này dẫn tới hiện tượng “tiêu dùng phô trương”, được nhà kinh tế học Thorstein Veblen khám phá lần đầu tiên vào năm 1899 trong cuốn sách “The theory of the Leisure Class”. Veblen đã đặt ra thuật ngữ này để mô tả cách thức những người giàu có mua những hàng hóa xa xỉ thể hiện sức mạnh kinh tế cũng như nâng cao vị thế xã hội của họ.
Từ đó, các nhà kinh tế học xác nhận rằng xu hướng tiêu dùng phô trương và phải chịu áp lực từ bạn bè về chuyện chi tiêu không chỉ xuất hiện ở riêng nhóm những người giàu có. Một số người cho rằng đọc và gửi tín hiệu về tình trạng tài chính đang thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta – lướt qua newfeed trên Facebook là sẽ thấy điều đó.
Nhà kinh tế học hành vi Fernando Zapatero thuộc Trường Đại học kinh doanh Marshall ở miền Nam California, Los Angeles, cho biết: “Rất nhiều quyết định của chúng ta chủ yếu dựa trên hiệu ứng so sánh này.”
Zapatero tin rằng tự đo lường để đánh giá bản thân với người khác có thể thúc đẩy một số người đến với thành công về mặt tài chính. Sự cạnh tranh giúp kích thích họ làm việc chăm chỉ hơn, đầu tư nhiều hơn và kiên trì vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định tài chính cũng cho biết, điều này có thể khiến mọi người lãng phí tiền vào những thứ không đâu và bỏ lỡ những điều thực sự quan trọng.
Bạn không thể nhìn thấy những gì người ta từ bỏ
Nhà hoạch định tài chính cá nhân Lisa Kirchenbauer của công ty Quản lý Tài sản Omega ở Arlington, VA, cho biết “chi tiêu mà không suy nghĩ thấu đáo” là một vấn đề đối với một số khách hàng mới của cô. Nhiều người không quan tâm đến việc tiền của họ đã đi đâu và cũng không băn khoăn việc họ đang phung phí tiền vào những thứ không đáng.
Kirchenbauer yêu cầu khách hàng theo dõi chi tiêu của họ. Cô đề xuất một số công cụ lập ngân sách như Mint, Quicken hoặc YNAB. Sau đó cô hỏi họ về những giá trị mà các khoản chi tiêu này đem lại và giúp họ đặt ra các mục tiêu dựa trên những giá trị đó.
Kirchenbauer nói rằng việc xác định mục tiêu tài chính có thể giúp mọi người thay đổi hành vi của họ. Ví dụ, nếu họ muốn nghỉ hưu sớm, họ không thể chi tiêu cao quá mức và tiết kiệm ít. Nếu họ không muốn mục tiêu của họ đủ tồi tệ, họ sẵn sàng cắt giảm chi tiêu vào những thứ họ quan tâm ít hơn, cô nói.
Sau cùng, Marguerita Cheng – CFP của Blue Ocean Global Wealth ở Gaithersburg, cho biết mọi người cần phải biết những gì thực sự cần thiết với bản thân mình. Bà cũng thấy rằng một số người bạn cố vấn của bà có những đánh giá về việc chi tiêu của người dân. Ví dụ, thuê một người dọn dẹp nhà cửa có thể là một khoản chi phí tùy ý đối với một số người, có thể thực sự không cần thiết với họ. Nhưng đối với một bà mẹ trông ba đứa con, thì một quản gia “có thể thực sự là điều cần thiết của cô ấy”.
Lưu tâm hơn về việc chi tiêu sẽ giúp chúng ta tập trung vào những thứ cần thiết cho bản thân: những quyết định của chính chúng ta và cuộc sống của chúng ta, hơn là quan tâm đến những người khác. Nhưng nếu sự ghen tỵ trỗi dậy, Kirchenbauer khuyên bạn nên nhận ra rằng cuộc sống hoang phí của người khác có thể không phải là tất cả những gì họ có.
“Có thể họ nợ rất nhiều. Cũng có thể họ sẽ phải làm việc đến 75 tuổi. Chỉ vì họ có những thứ này, nhưng bạn không biết rằng phía sau họ đã phải trải qua những gì.” – Kirchenbauer kết luận.