Người mẹ đem Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo ra định hướng cho con thi đại học: Gợi ý đáng ngẫm!

Có trình độ, có nhiều tiền bạc là sẽ hạnh phúc?

“Có một ngày nọ, cô con gái đang học năm cuối Trung học hỏi tôi rằng: ‘Mẹ ơi, bố một mực muốn con thì vào trường điểm.

Nhiều người bạn học của con cũng cho rằng, sở hữu trình độ cao thì tương lai có thể được nhận vào các công ty lớn, rồi sẽ sở hữu mức thu nhập trong mơ. Nhưng rồi họ sẽ dần mệt mỏi, kiệt sức. Một đời như vậy, có thực là đáng giá hay không?”

Có năng lực tốt, làm việc trong một công ty danh tiếng, sở hữu mức thu nhập trong mơ, nắm trong tay chức vị hơn người, người có được những thứ như vậy liệu có hạnh phúc chăng?

Tôi cảm thấy, cuộc đời của những người ấy thực sự chẳng có chút ý nghĩa nào. Dành cả đời để “giết nhau vì cái ghế ngồi”, để tranh đấu phân bua cao thấp, hy sinh tới sức cùng lực kiệt vì hưởng thụ vật chất… Cuộc sống ấy mới thật vô vị làm sao!

Giờ đây, khi con gái đang tiến vào giai đoạn độc lập về suy nghĩ, nhưng lại băn khoăn không biết những suy tính của bản thân là đúng hay sai.

Sự hoang mang của con quẩn quanh trong nỗi đắn đo về việc nên đi theo “lối mòn” của người đời hay tự tin bước một mình trên con đường mình cho là đúng?

Cô con gái của tôi lần đầu phải đối mặt trước những trăn trở về lựa chọn tương lai.

Nếu không có sự chỉ dẫn của người lớn, chỉ sợ rằng con sẽ vĩnh viễn mang nỗi băn khoăn chôn chặt trong đáy lòng, rồi chẳng mấy chốc sẽ từ bỏ khát khao theo đuổi giá trị bản thân trước sự vùi dập của xã hội tàn khốc này.

 Người mẹ đem Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo ra định hướng cho con thi đại học: Gợi ý đáng ngẫm! - Ảnh 1.

Những lời tâm sự của người mẹ đã giúp cô nữ sinh đang học trung học không còn hoang mang trước ngưỡng cửa vào đời. Ảnh minh họa

Tiền có thể thu hút được trình độ chứ không thu hút được con người

Bản thân tôi không phủ nhận chất lượng đào tạo của những trường đại học danh tiếng, nhưng cũng không muốn bắt ép con trẻ nhà mình cứ nhất định phải thi vào đó.

Tôi chỉ muốn con mình hiểu rằng, làm thế nào là phù hợp với bản thân và mang lại lợi ích cho xã hội, chứ không phải mù quáng theo đuổi những trào lưu chẳng mấy ý nghĩa.

Tôi muốn con xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân, sống một cuộc sống ra sao mới thực ý nghĩa. Chỉ khi con thấu hiểu những tâm tư của chính mình, con mới biết nên lựa chọn học trường nào, phải phấn đấu phát triển tương lai của mình như thế nào.

Cho nên, trước tiên tôi muốn dẫn dắt cô gái nhỏ nhà mình hiểu rõ tâm tư, tiếng lòng về thứ mà con mong muốn theo đuổi.

Vì vậy, đứng trước câu hỏi của con gái, tôi trả lời:

“Bất luận tương lai con lựa chọn ngành nghề nào, có được bản lĩnh ra sao, cũng không quan trọng con kiếm bao nhiêu tiền, chức vị ở mức nào, con vẫn luôn là một thành phần của xã hội. Hằng ngày con vẫn cần giao tiếp với mọi người. Khi về nhà, con vẫn luôn ở bên gia đình.

Nhìn qua sẽ thấy những mối quan hệ trong cuộc sống này quá đỗi phức tạp. Nhưng kỳ thực, chỉ cần con dùng chân tình đối đãi với mọi người, biết quý trọng và tôn trọng người khác là được.

Mẹ không nói tới những thứ khác, mà trước tiên con phải tự hỏi bản thân con cần gì, thì con sẽ hiểu những thứ mà người khác cần”.

Nói xong những lời ấy, tôi tiếp tục giảng giải cho cô gái nhỏ của mình:

“Con thử nghĩ, tiền bạc và vật chất liệu có thể đem lại cho con niềm vui thực sự hay không?

Mẹ không nói đâu xa, như cha con vì bận công việc mà thường xuyên không ở nhà, hẳn có những lúc con sẽ cảm thấy rất cô đơn, con muốn có bố mẹ ở bên bầu bạn, tâm sự để có thể hiểu và tôn trọng con.

Vậy nhưng từ lúc còn nhỏ, bố đã không thể thường xuyên ở bên chăm sóc con, chỉ có thể kiếm tiền để lo cho gia đình mình một cuộc sống sung túc, cho con học trường điểm, cho con mua nhạc cụ yêu thích…

Mặc dù cuộc sống mà cha mang lại rất đủ đầy, bản thân con cũng mang lòng cảm kích, nhưng không tránh khỏi có những lúc nội tâm của con cảm thấy cô đơn và mất mát, thậm chí còn có đôi lần oán trách bố.

Cho nên, con thử nghĩ sống ở trên cuộc đời này, kỳ thực chúng ta muốn điều gì? Đó là sự quan tâm ta dành cho nhau, là sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau, là những giá trị tinh thần cao quý mà nhiều người theo đuổi, là tình yêu giữa nhân gian này…”

Nghe đến đây, cô gái nhỏ như có điều đang suy nghĩ, khẽ gật đầu với mẹ.

 Người mẹ đem Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo ra định hướng cho con thi đại học: Gợi ý đáng ngẫm! - Ảnh 2.

Ở vào thời điểm sắp bước vào Đại học, không ít học sinh đều phải đối mặt với những nỗi băn khoăn, lo lắng trước dự định tương lai của mình. Ảnh minh họa.

Thấy con đăm chiêu như vậy, tôi nhẹ nhàng nói thêm:

“Nói đến năng lực, thế hệ của các con đúng là có xu hướng nghiêng về thứ này. Con cần suy tính là đúng, bởi con người không nên hồ đồ mà hùa theo đám đông.

Phải thực sự suy nghĩ về cái mà thâm tâm ta muốn theo đuổi. Nếu không, cuộc đời sau này sẽ phải trải qua nỗi khổ không nói nên lời.

Mẹ nói thế này nhé, nếu con sở hữu năng lực vượt trội, trở thành một lãnh đạo của công ty mà chỉ quan tâm tới năng lực và cạnh tranh, đó là cách làm vô cùng thiếu sót.

Vì sao ư?

Con thử nghĩ xem, nếu con dùng tiền bạc để thuê một người giỏi giang về làm, nhưng lại không coi trọng, không yêu quý người đó, như vậy thứ con thuê về là bản lĩnh của họ chứ không phải là lòng nhiệt tình của họ đối với công ty con.

Dù có được nhân tài, con cũng chỉ sở hữu bản lĩnh của họ chứ không nắm được bản thân họ. Con có thể bỏ tiền ra để thuê năng lực thì cũng có người khác sẵn sàng bỏ giá cao hơn để sở hữu nhân tài.

Khi con không thực lòng đối đãi người ta, thì họ sẽ dễ dàng bị mua chuộc bởi những công ty có mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn. Như vậy thì thương trường sẽ trở thành nơi mà ai có tiền thì người tài sẽ đổ về đó.

Bởi vì tâm trí và tấm lòng của người ta không ở công ty con, mà lòng người thì vốn không phải thứ có thể dùng tiền mua được. Cứ cạnh tranh theo cách như vậy, ai rồi cũng sẽ mệt mỏi, ai rồi cũng sẽ vụ lợi, tới lúc đó chẳng phải là người người đều gặp nguy hay sao?”

Con gái nghe đến đây tựa như được nói đúng nỗi lòng, vội vàng nói:

“Đúng vậy! Vấn đề chính là ở chỗ đó! Nếu như công ty cứ kinh doanh theo cách ấy thì ngay đến một người tài cũng khó mà có được lâu dài, hoặc nếu có cũng chỉ là một nhóm người thi nhau đấu đá.

Bởi ở những nơi như vậy, sự hữu dụng là thứ bỏ tiền ra để mua được, khi không còn hữu dụng sẽ lập tức bị đào thải.

Cứ mải đấu đá, ganh đua trong bóng tối, mọi người đều sẽ hoang mang, dần dần cũng chẳng còn ai lưu luyến công ty ấy. Một cuộc sống như thế liệu còn có ý nghĩa gì đây?”

 Người mẹ đem Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo ra định hướng cho con thi đại học: Gợi ý đáng ngẫm! - Ảnh 3.

Những cuộc đua khốc liệt ngoài đời thực có thể khiến ước mơ, khát vọng của bản thân các em học sinh dần bị thui chột. Ảnh minh họa.

Kinh nghiệm từ mối quan hệ của Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo

Thấy câu chuyện tâm sự của hai mẹ con đã đạt được tiếng nói chung, tôi thong thả kể tiếp:

“Người Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa hiểu được những công ty Nhật Bản, nhất là nguyên lý giá trị quan của những công ty đã tồn tại hơn một thế kỷ. Họ cho rằng người Nhật không thông minh bằng người Trung Quốc nhưng vì sao người Nhật lại có thể phát triển vượt bậc đến vậy?

Thật ra là bởi, người Nhật trong đối ngoại luôn đặt sự thành thật lên hàng đầu, còn đối nội thì luôn coi nhân viên như người nhà.

Cổ nhân ta thường giảng đạo nghĩa, dạy tình nghĩa, đề cao sự trung thành, coi trọng sự tín nhiệm. Người Nhật từ xa xưa đã rất quen thuộc với tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Trong câu chuyện tranh hùng thời loạn ấy, nhân vật Quan Vũ năm xưa từng từ chối nhận ban thưởng của Tào Tháo, đem tất cả trả lại cho Tào, còn bản thân thì một mực tìm cách trở về bên Lưu Bị.

Nguyên nhân nằm ở chỗ, Lưu Bị đối với người khác luôn hết lòng, quan tâm Quan Vũ, Trương Phi như người một nhà. Hơn nữa, lý tưởng chiến đấu của vị quân chủ họ Lưu ấy là kết thúc chiến loạn, chấm dứt nỗi khổ của muôn dân trăm họ vào thời chiến.

Vì vậy, công cuộc chiến đấu của đội quân Lưu Bị mang ý nghĩa nhân văn cao cả chứ không phải vì vinh hiển cho riêng ai. Đây cũng là lý do mà có nhiều bậc nhân tài mang tấm lòng trung nghĩa muốn đầu quân cho Thục Hán.

Cho dù là xã hội hiện đại dùng tiền bạc là thứ trao đổi, thì sau cùng điều làm nên một xã hội tốt vẫn không phải vật chất mà là những chí hướng có giá trị, là lòng trung nghĩa và sự thành thật.

Một xã hội như vậy mới có thể mang lại cho con người ta sự an tâm và trạng thái an toàn, chứ không phải nằm ở chỗ có bao nhiêu tiền và bao nhiêu năng lực.”

Học theo “doanh nghiệp trăm tuổi” của Nhật Bản

Rồi người mẹ tiếp tục nói:“Con biết không, năm xưa người sáng lập Panasonic là ông Matsushita Konosuke kỳ thực mới chỉ là người có trình độ học vấn chưa hết bậc tiểu học.

Nhưng thứ giá trị nhất mà ông học được trong cuộc đời lại chính là cách đối nhân xử thế thành thật và tấm lòng trượng nghĩa.

Trong những năm kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các công ty rối rít đua nhau cắt giảm nhân lực, nhưng công ty của ông thì đến một người cũng không bị đuổi việc.

Toàn thể công nhân đều ghi lòng tạc dạ hành động ấy, hết lòng phụng sự công ty, tạo nên kỳ tích trong buổi khủng hoảng.

Lúc nguy cấp, ông Konosuke vẫn cương quyết bảo vệ lương tâm vào đạo nghĩa, coi toàn thể công ty như người một nhà, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, vô cùng quý trọng nhân viên của mình.

Từ hành động ấy có thể thấy, khi coi việc cống hiến cho xã hội trở thành tâm nguyện, cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên cao quý biết nhường nào!”

Con gái nghe đến đây, gật đầu đồng ý và nhẹ nhàng mỉm cười với tôi.

 Người mẹ đem Quan Vũ, Lưu Bị, Tào Tháo ra định hướng cho con thi đại học: Gợi ý đáng ngẫm! - Ảnh 4.

Thay vì ép buộc con phải theo số đông, sự chỉ dẫn nhẹ nhàng và đúng đắn của cha mẹ sẽ giúp con em thêm phần tự tin khi lựa chọn con đường mà mình muốn đi. (Ảnh minh họa).

Tôi tiếp tục dẫn dắt:

“Vì vậy, đối với những người làm lãnh đạo mà nói, điều quan trọng là phải chiếu cố nhân viên, quý trọng những người đang cống hiến sức lực cho sự nghiệp của mình. Họ nên lấy chân tình đối đãi mọi người, bất luận người đó là nhân tài hay là nhân viên ở những cấp bậc cao thấp khác.

Cứ quý trọng và đối xử với họ thật tâm như vậy, họ sẽ cảm động, sẽ một lòng cống hiến vì cấp trên của mình. Nếu hành động ngược lại, chỉ e rằng có ngày nhân viên sẽ sinh lòng oán hận mà bán đứng bí mật của công ty.

Đối với những người làm nhân viên, nếu họ có thiện lương thì sẽ chẳng bị tiền bạc mua chuộc, cũng luôn toàn tâm hoàn thành trách nhiệm của mình. Họ không vì tài cao mà ngạo mạn, cũng không vì tự ái mà “đứng núi này trông núi nọ”, càng không dễ bị người khác mua chuộc.

Có một công ty như vậy, thì dù cho không bị hợp đồng lao động ràng buộc, những nhân tài chẳng phải vẫn sẽ tình nguyện cống hiến lâu dài hay sao?”

Cuối cùng, tôi mỉm cười và nói:

“Cho nên, bản thân cần bồi dưỡng năng lực vốn không sai, nhưng không nên mù quáng mà làm mất đi sự nhân nghĩa và ảnh hưởng tới những bổn phận làm người. Con nhất định phải ghi nhớ, dùng tiền không mua được lòng trung, dùng tiền cũng không mua được tình cảm.

Người nhiều tiền mà chỉ chăm chăm vào tranh đoạt, hưởng thụ vật chất thì cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng, mất đi nhân tính.

Những người đó sẽ dần trở nên tuyệt vọng, nhưng vẫn cứ tiêu tiền để khỏa lấp chỗ trống trong tâm hồn. Vòng tuần hoàn hiểm ác ấy rồi sẽ lặp đi lặp lại mà chẳng có hồi kết, chẳng có lối thoát.

Hôm nay con có thể nói mẹ nghe những băn khoăn ấy, là nhân tính và ước mơ trong con đang bùng lên, đây là chuyện tốt.

Bất luận con học trường nào, chọn ngành nào, chỉ cần con trở thành người hữu dụng với xã hội, chỉ cần con không mất đi bản thân mình, không mất đi niềm vui trong cuộc sống, mẹ đều sẽ ở bên ủng hộ.

Nếu con may mắn sở hữu tài năng xuất chúng, hãy không ngừng bồi dưỡng và cống hiến cho xã hội bằng những việc có ý nghĩa.

Ví dụ như con thích âm nhạc, tương lai hãy phát triển năng lực của mình, sáng tác ra thứ âm nhạc có thể đem lại cho người ta hy vọng, có thể giúp đỡ những mảnh đời khác, đó mới là thứ âm nhạc có ý nghĩa.

Làm được điều này, năng lực của con sẽ được vận dụng vào chỗ tốt chứ không phí hoài vì tiền bạc vật chất, như vậy chẳng phải những mâu thuẫn trong tâm trí con giờ đây đã được hóa giải rồi hay sao?”

Buổi tâm sự ấy đã giúp cô gái của gia đình tôi trở nên thư thái, khuôn mặt không còn đượm nét buồn rầu.

Cô con gái ngày nào còn hoang mang trước ngưỡng cửa vào đời, giờ đây đã biết nên làm thế nào với bản thân, tự tin theo đuổi trường Đại học mà mình mong muốn”.

“Tôi tốt nghiệp Harvard và cảm thấy đời mình là một thất bại và chẳng đáng sống, trong khi bạn cùng lớp giờ đã giàu có, lấy vợ, đi nghỉ dưỡng”

Bài viết mới