Theo điều chỉnh, đến năm 2020, ngành than đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển than như: Vàng Danh 2 công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm; Khe Thần công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Trung tâm chế biến và Kho than tập trung vùng Hòn Gai công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm (xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại Phường Hà Khánh và duy trì nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018; sau năm 2018 di chuyển nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng về vị trí Trung tâm chế biến và Kho than tập trung đã xây dựng để lắp đặt thành modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm; Lép Mỹ công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt điều chỉnh tọa độ ranh giới khép góc một số đề án đầu tư thăm dò tài nguyên than như: Đề án thăm dò mỏ Đông Triều – Phả Lại (I, II, III, IV); Đề án thăm dò mỏ Núi Hồng.
Điều chỉnh danh mục một số dự án mỏ Vàng Danh; mỏ Nam Mẫu; mỏ Suối Lại; mỏ Cọc Sáu; mỏ Đèo Nai; mỏ Lộ Trí; mỏ Mông Dương.
Đồng thời, điều chỉnh danh mục một số dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển ngành Than; bổ sung danh mục các dự án duy trì sản xuất; bổ sung tọa độ ranh giới khép góc các dự án duy trì sản xuất…
Trước đó, tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện.