Sự tích ngày Thần Tài và những việc cần làm trong ngày 10 tháng Giêng để gia đình may mắn tài lộc cả năm

Sự tích ngày Thần Tài

Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên.

Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi.

Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn.

Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.

Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông.Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới.

Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.Ngày vía của Thần Tài. Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Những điều này để gia đình may mắn tài lộc cả năm trong ngày vía Thần Tài

Lau dọn bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế… đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ của hai ông.

Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài

Ngày thường, tùy vào điều kiện của từng gia chủ có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Thông thường nhiều người cúng hoa quả. Tuy nhiên, trong ngày vía Thần Tài nên cúng mặn. Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày…

Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Mua vàng để cúng và tích trữ

Theo truyền thống lâu đời, việc mua vàng được đặc biệt chú trọng trong ngày Thần Tài. Trong đời sống tâm linh của người Việt quan niệm rằng, xuất tiền mua vàng trong ngày Vía Thần Tài mồng 10 tháng Giêng sẽ được may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm. Bên cạnh đó, việc mua vàng đầu năm cũng được coi là một hình thức tiết kiệm của người Việt Nam…

5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài

Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.

Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.

Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài

Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

Bài viết mới