Nghịch lý TTCK Hong Kong: Các ông lớn phố Wall cũng phải ‘chào thua’ công ty môi giới nhỏ

Khi đang cân nhắc tăng cường giám sát các đợt IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) tháng 9/2017, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Hong Kong (SFC) nhận được sự hỗ trợ của các tập đoàn lớn thế giới như BlackRock và PwC.

Tuy nhiên, nhà quản lý phải đối mặt với sự phản đối từ một nhóm mạnh hơn rất nhiều, ít nhất là ở đây: các công ty môi giới địa phương nhỏ quản lý tổng cộng chỉ 1/10 giao dịch chứng khoán của thành phố.

Nghịch lý TTCK Hong Kong: Các ông lớn phố Wall cũng phải chào thua công ty môi giới nhỏ - Ảnh 1.

Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Hong Kong (Nguồn: Finews).

Đề xuất cuối cùng bị gạt bỏ, biến thành chiến thắng cho phe môi giới và làm nổi lên làn sóng chỉ trích rằng các công ty đang sử dụng vai trò trong chính trị Hong Kong để cản trở cải cách trên thị trường chứng khoán lớn thứ 4 thế giới.

Căng thẳng có thể tăng lên trong những tháng tới. Các công ty địa phương đang vận động hành lang cho một vị trí cố định trong hội đồng quản trị của nhà điều hành sàn giao dịch thành phố, tìm cách tăng cường hoạt động sau gần 2 thập niên mất thị phần vào tay các đối thủ quốc tế lớn hơn.

“Thật là kỳ dị khi một bộ phận đại diện cho 10% tổng khối lượng giao dịch lại có ảnh hưởng không tương xứng khi nói đến thay đổi cơ cấu”, Martin Wheatley, lãnh đạo SFC 2006-2011, nói.

Tại sao công ty môi giới nhỏ lại có quá nhiều quyền lực? Phần lớn điều này liên quan đến hệ thống chính trị độc nhất của thành phố cũng như sự thất bại của chính quyền trong việc phát triển thị trường chứng khoán.

Nghịch lý TTCK Hong Kong: Các ông lớn phố Wall cũng phải chào thua công ty môi giới nhỏ - Ảnh 2.

Thị phần tính theo quy mô công ty môi giới (Nguồn: HKEX).

Trong thế kỷ trước, giao dịch chứng khoán tại Hong Kong ít tập trung hơn hiện nay; trải rộng giữa hàng trăm doanh nghiệp gia đình nhỏ. Những công ty môi giới này quan trọng với thị trường và cả nền kinh tế đến mức có cả đại diện trong cơ quan lập pháp chính và ủy ban 1.200 thành viên bầu ra lãnh đạo của thành phố.

Khi giao dịch điện tử phát triển, khối lượng chính chuyển sang một số ít tập đoàn quốc tế với nguồn lực để đầu tư vào công nghệ. Mất dần thị phần nhưng vai trò của các công ty môi giới nhỏ trong chính trị vẫn tồn tại.

Ảnh hưởng của các công ty môi giới nhỏ giúp giải thích tại sao hệ thống xác lập giá đóng cửa của Hong Kong (giống phiên ATC của Việt Nam) khác hẳn chuẩn mực toàn cầu cho đến tận 2016; tại sao hàng chục năm sau Mỹ thành phố mới giới thiệu các giao dịch phái sinh ngoài giờ; tại sao những nỗ lực để thu hẹp chênh lệch giá mua và bán vẫn bị trì hoãn; và tại sao phải mất nhiều năm mới chấm dứt được việc thu phí hoa hồng tối thiểu đối với giao dịch.

Các nhà môi giới nhỏ cần được hỗ trợ để thích ứng và tồn tại, Gary Cheung, Chủ tịch Hiệp hội Chứng khoán Hong Kong, chia sẻ. Ông yêu cầu chính quyền và ban quản lý chứng khoán phải đảm bảo rằng một đại diện cho các công ty luôn nằm trong Hội đồng Sở giao dịch Chứng khoán và Bù trừ (HKEX).

Hong Kong phải tìm cách để phát triển thị trường mà không quay lưng lại với các công ty từng giúp xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, CEO Charles Li của HKEX, nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6/2017.

Làm sao để cân bằng mà không thua thị trường New York, London và Thượng Hải là rất khó, theo cựu giám đốc SFC Wheatley. “Một thị trường hiện đại phải có triển vọng toàn cầu. Nhưng khi nói đến môi giới, không ai muốn ‘ném đá vào mặt hồ đang yên ả'”, ông nhận định.

Alibaba của tỷ phú Jack Ma sẽ niêm yết lần 2 trên sàn Hong Kong?

Bài viết mới