Trung Quốc nhăm nhe “ngôi” quán quân Nhật Bản trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Nhật Bản dẫn đầu đầu tư vào khu vực

Theo thống kê của Bloomberg, các nước trong khu vực như Indonesia đang có khoảng 250 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, Philippines có kế hoạch chi khoảng 180 tỷ USD cho các dự án đường ray xe lửa, đường giao thông và sân bay. Ngoài ra, Singapore cũng có kế hoạch tăng gấp đôi quy mô hệ thống giao thông công cộng. Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP.

Theo đó, để giảm áp lực ngân sách công, Chính phủ các quốc gia tích cực kêu gọi đầu tư từ nhiều thành phần khác nhau của nền kinh tế, trong đó có vốn FDI từ các nền kinh tế trong khu vực.

Trong khu vực, khi nói đến các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, người ta có thể nghĩ ngay đến Trung Quốc với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”. Tuy nhiên, theo số liệu từ BMI Research, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cho các dự án trong khu vực nói chung và dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung.

Lý giải điều này, Bloomberg cho biết, khi dân số Nhật Bản ngày một già hoá, Chính phủ và các công ty nước này ngày càng phải tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư mới ở các thị trường nước ngoài. Vì vậy, Nhật Bản trở thành nền kinh tế dẫn đầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và Philippines, hai nền kinh tế được đánh giá là phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Nguồn tin Bloomberg cũng cho biết, bên cạnh Singapore, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bay, đường cao tốc…,với những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính và chất lượng nguồn nhân lực.

Trung Quốc cạnh tranh

Trung Quốc nhăm nhe ngôi quán quân Nhật Bản trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam - Ảnh 1.

Nhật Bản vẫn là quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án và số vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” Trung Quốc đang chính thức cạnh tranh với Nhật Bản trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại các quốc gia mà sáng kiến này đi qua.

Ông Christian Zhang, nhà phân tích về cơ sở hạ tầng tại BMI Research Singapore nhận định: “Mặc dù Chính phủ và các nhà đầu tư Nhật Bản đang dẫn đầu khu vực trong hoạt động đầu tư, tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng có những lợi thế nhất định để “vượt mặt” các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như là điện than. Bởi phần lớn các ngân hàng đa quốc gia và cơ quan phát triển hạn chế cho vay các dự án liên quan đến hoạt động đầu tư này”. Như vậy, điều này cho thế lợi thế nhất định của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Liên quan đến nội dung này, đại diện HSBC nhận định: “Việc Chính phủ nhiều nền kinh tế trong khu vực thiếu nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng và Trung Quốc hoàn toàn có thể nắm lấy cơ hội này thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”. Điều này đã được chứng minh trong 2 năm qua, kể từ khi sáng kiến ra đời”.

Điều này dấy lên lo ngại, liệu Trung Quốc có soán ngôi Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hay không?

Hiện nay, theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong số top 10 dự án đầu tư vào Việt Nam năm 2017, 3 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc về Nhật Bản trong top 5 dự án, theo sau đó là 2 dự án đến từ dòng vốn FDI Hàn Quốc, 3 dự án đến từ Singapore và duy nhất một dự án là dòng vốn FDI từ Trung Quốc về dệt sợi.

Còn nhớ, dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 với tổng giá trị đầu tư 5,2 tỷ USD cũng là dòng vốn đến từ Nhật Bản.

Ngoài ra, theo số liệu từ Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), hiện nay Nhật Bản cũng là nhà đầu tư dẫn đầu về số vốn và số dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ USD, với 3.779 dự án tính đến năm 2017.

Khi doanh nghiệp FDI “ít” đóng góp cho ngân sách

Bài viết mới