1. Việt Nam
Người Việt Nam thường chào đón Tết Nguyên đán với phong tục thú vị và điều quan trọng nhất là thái độ tích cực của mọi người cho một năm mới. Người dân Việt Nam tin rằng những gì họ nói, những gì họ làm và những gì họ tin vào 3 ngày đầu năm mới sẽ đều đại diện cho những điều sẽ diễn ra trong một năm tới của họ. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn luôn thấy khuôn mặt tươi cười của người dân địa phương, những món quà hào phóng và tiền lì xì may mắn cho người già và trẻ em.
Trước Tết, nhà cửa thường được dọn dẹp sạch sẽ, mọi khoản nợ cũ phải thanh toán hết và trẻ con được mua quần áo mới để năm mới được khởi đầu một cách tích cực. Người Việt Nam thường mua các loại mứt tết, trà ngon, bánh kẹo, hoa quả và rượu để chúc Tết người thân và những người có ơn với mình.
Bàn thờ tổ tiên được lau chùi, trang hoàng với mâm ngũ quả, hoa, hương, các loại đồ ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng, giò, xôi gấc. Họ cũng thường chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài và phát lộc.
2. Trung Quốc
Năm mới âm lịch của Trung Quốc là thời gian để sum họp tất cả các thành viên của một gia đình để bày tỏ sự tôn kính của họ với tổ tiên. Nhiều phong tục tập quán sẽ được người dân Trung Quốc thực hiện với hy vọng mang đến may mắn. Trước Tết Nguyên đán, họ sẽ phải trả tất cả các khoản nợ để bắt đầu một năm mới mà không nợ nần.
Một tuần trước Tết, một người đàn ông trong gia đình sẽ làm lễ cúng thần. Thực phẩm để cúng thần linh chủ yếu là các món ăn ngọt, đặc biệt là mạch nha để đáp ứng thần linh và Thượng Đế. Mọi người thường mua quần áo mới để mặc trong năm mới.
Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ và trẻ em được nhận tiền lì xì. Mọi người thường mong muốn những điều tốt đẹp trong năm mới và cũng nhau ăn mì, cá và bánh làm từ gạo nếp và đường để hy vọng một cuộc sống giàu có và ngọt ngào.
3. Hàn Quốc
Người Hàn Quốc chào đón cả Tết Âm và Tết Dương, nhưng năm mới theo âm lịch – được gọi là Sol ở Hàn Quốc, dường như khá im lặng so với các nước khác ở châu Á. Không có lửa, không trang trí đầu rồng hay tổ chức sự kiện lớn, người Hàn Quốc thường chào đón năm mới trong không gian gia đình, họ chỉ cúng tổ tiên và ăn các món ăn ngon.
Mâm cơm truyền thống ngày tết Sol ở Hàn quốc thường gồm bánh bao, súp dduk good hoặc mandu guk, xôi, mì, trái cây tươi với sự có mặt của đông đủ các thành viên. Món dduk good và mandu gook là hai loại bánh Người dân mặc các trang phục truyền thống, tặng tiền cho trẻ nhỏ và lũ trẻ phải cúi đầu thấp để bày tỏ lòng cám ơn.
4. Singapore
Với hơn 50% dân số là người Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi Singapore chào đón năm mới như một lễ hội lớn.
Theo âm lịch, năm mới truyền thống của Singapore sẽ kéo dài trong 3 ngày, nhưng người dân Singapore thường dành cả một tuần để chào đón Tết với người thân và bạn bè. Nhà cửa sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, người dân sẽ được mua quần áo mới và mọi thứ sẽ được chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Giống như Trung Quốc, người dân Singapore sẽ ăn những thực phẩm có ý nghĩa may mắn.
Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, các hoạt động vui xuân diễn ra trên khắp đất nước. Đây là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình như một cách cầu chúc may mắn cho họ.
5. Nhật Bản
Trước kia, người Nhật cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán như Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng khi Nhật Bản sử dụng lịch phương Tây vào năm 1873, họ đón năm mới theo châu Âu. Tuy nhiên, các phong tục đón năm mới của người Nhật vẫn không kém các nước láng giềng về màu sắc và truyền thống.
Trước Tết, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm hàng hoá, thực phẩm và đậu khô để rải trong nhà để xua đuổi tà ma. Trong đêm giao thường, các ngôi đền, chùa rung 108 tiếng chuông, tương ứng với số hạt trên chuỗi tràng hạt, đại diện cho những khó khăn và nỗi buồn của năm mới đang đi qua. Trong những ngày đó, người dân thường đến thăm đền và chùa để cầu nguyện sức khoẻ và hạnh phúc cho gia đình họ.