“Cuộc chiến” trên thị trường căn hộ dọc sông phía Tây Nam Sài Gòn

Bước chuyển mới về hạ tầng khu Tây Nam

Cùng với bức tranh tươi sáng của nền kinh tế, TP.HCM đã có những quyết sách quyết liệt và mạnh mẽ. Theo đó, trong đề án trình lên UBND TP để xin cơ chế đặc thù cho thành phố thì việc cải tạo các kênh rạch, di dời nhà dân tại quận 8 được đặt lên hàng đầu.

Theo báo cáo mới nhất, quận 8 đã lên phương án di dời 2.910 căn nhà nằm ven kênh Đôi với tổng kinh phí 3.837 tỉ đồng, đồng thời triển khai xúc tiến bảy dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn với quy mô 6.100 căn hộ.

Một quyết định khác cũng tác động mạnh đến hạ tầng khu Tây đó chính là việc UBND phê duyệt phương án xây dựng cầu Bình Tiên nối quận 6, quận 8 và Bình Chánh với tổng mức đầu tư lên đến 3.507 tỷ đồng. Đây là một quyết sách sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu Tây nói riêng và quận 8 nói chung.

Trong lúc các dự án chỉnh trang đang chuẩn bị triển khai, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đã và đang chuẩn bị những “quân bài” lớn ở khu vực này. Có thể kể tới như Him Lam Chợ Lớn, RichStar (Novaland), Melody Residence (Hưng Thịnh), Aurora Residences (DRH Holdings), Dream Home Riverside (Nhà Mơ), Pegasuit (Phương Việt) và Topaz Elite (Vạn Thái Land),…

Vingroup cũng đang đề xuất chính quyền Tp.HCM triển khai dự án chỉnh trang đô thị bờ Nam kênh Đôi.

“Cuộc chiến” trên thị trường căn hộ dọc sông phía Tây Nam Sài Gòn - Ảnh 1.

Khu vực Quận 8 sẽ được cải tạo, nâng cấp và chỉnh trang đô thị trong năm 2018.

Bùng nổ căn hộ từ Bến Vân Đồn đến Bến Bình Đông

“Việc chỉnh trang đô thị và cải tạo kênh rạch tại khu Tây và quận 8 là một cú hích để hạ tầng nơi đây phát triển. Kéo theo đó, giá bất động sản sẽ tăng theo vì tiện ích từ hạ tầng mang lại. Điều này các bạn đã chứng kiến được từ sự chuyển mình của Bến Vân Đồn. Câu chuyện này có thể sẽ xảy ra ở Bến Bình Đông”, ông Ngọc Trân một chuyên gia nghiên cứu về bất động sản chia sẻ.

Ít ai biết cách đây 5 năm, Bến Vân Đồn và quận 4 không nằm trong bản đồ của giới bất động sản tại TP.HCM. Quận 4 vốn dĩ là một “điểm đen”, mà hiếm có nhà đầu tư nào quan tâm đến. Nhưng khi dự án mở rộng Bến Vân Đồn được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt.

Thay vì được mệnh danh là “điểm đen”, Bến Vân Đồn được giới đầu tư địa ốc mệnh danh là “cung đường vàng”. Hàng loạt dự án căn hộ cao cấp bùng nổ tại đây, điển hình là chuỗi dự án của tập đoàn Novaland.

“Cuộc chiến” trên thị trường căn hộ dọc sông phía Tây Nam Sài Gòn - Ảnh 2.

Bến Vân Đồn nhìn từ trên cao

Có thể kể tới như Saigon Royal Residence, The Tresor, RiverGate Residences (NovaLand), The Gold View (TNR Holdings)… Các dự án này dự kiến cung cấp cho thị trường 5.000 sản phẩm. Giá đất ở khu vực này cũng tăng lên đáng kể, thấp nhất cũng chừng 50 triệu đồng/m2.

Bến Bình Đông (Quận 8) dự báo cũng sẽ chuyển mình, với khoản chi phí dự kiến 20 nghìn tỷ để cải tạo kênh rạch và xây dựng hạ tầng, khu Tây thành phố chắc chắn sẽ lột xác trong tương lai gần.

Theo ông Lê Chí Hùng Việt, Phó tổng giám đốc DRH Holdings, nếu như trước đây hạ tầng khu Bến Vân Đồn trước khi cải tạo còn tệ hơn Bến Bình Đông hiện nay. Thế nhưng, kể từ khi cải tạo đến nay giá BĐS khu Bến Vân Đồn vào loạt đắt đỏ ở thành phố.

Những khu vực mới phát triển như khu Tây được dự báo sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường căn hộ Sài Gòn trong năm 2018. Ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS độc lập cho rằng, thị trường hiện nay đang trở về gần hơn với nhu cầu của người mua để ở chứ không còn chạy theo khách đầu tư như trước đây.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu khách hàng để đưa ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu mới có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Bài viết mới