Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa Học Đánh Giá Y Học Lâm Sàng (the Institute for Clinical Evaluative Sciences – ICES) và Trung Tâm Y Tế Công Cộng Ontario (Public Health Ontario – PHO) – ở Ontario, Canada – đã có những phát hiện đáng kinh ngạc, cho thấy những vấn đề về sức khỏe không thể xem thường khi mắc bệnh cảm cúm .
Bệnh cảm cúm , thường được gọi đơn giản là “cúm”, là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm lây lan từ không khí hoặc thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Các virus cúm xâm nhập vào cơ thể, cư trú tại mũi và cổ họng, gây ra các triệu chứng như hắt hơi, ho, đau họng , và đôi khi khiến bạn bị sốt.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jeff Kwong và các cộng sự từ ICES và PHO lưu ý rằng những người đã có sẵn nguy cơ bệnh tim mạch dường như sẽ bị tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ngay tuần đầu tiên bị nhiễm cúm.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (the Centers for Disease Control and Prevention – CDC), có khoảng 735.000 người ở Hoa Kỳ bị nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Tiến sĩ Kwong cho biết: “Kết quả này của nhóm nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng vì đã phát hiện mối liên hệ giữa bệnh cúm và nhồi máu cơ tim cấp tính. Qua đó càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc chủng ngừa virus cúm cho những người có sẵn nguy cơ bệnh tim”.
Các nhà nghiên cứu gần đây đã được xuất bản một bài báo chi tiết các kết quả nghiên cứu của họ trong Tạp chí Y học New England (the New England Journal of Medicine).
Ảnh minh họa
Nhiễm trùng hô hấp là yếu tố nguy cơ
Trong nghiên cứu của họ, Tiến sĩ Kwong và nhóm nghiên cứu đã phân tích gần 20.000 trường hợp nhiễm bệnh người lớn tại Ontario từ năm 2009 đến năm 2014. Tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm.
Trong tổng số những trường hợp này, các nhà khoa học rút ra 332 bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh tim trong vòng một năm sau khi bị nhiễm cúm để nghiên cứu.
Phân tích được thực hiện bởi tiến sĩ Kwong và các cộng sự cho thấy mối liên hệ giữa chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp cấp tính nói chung – bệnh cảm cúm nói riêng – với nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp.
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp sáu lần trong tuần đầu tiên bị nhiễm virus cúm, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, trong số những người đã có sẵn nguy cơ tim mạch, nhóm người dễ bị tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim nhất dường như là người cao niên (người lớn tuổi 65 tuổi trở lên), những người bị nhiễm virus cúm nhóm B (virus có chuỗi di truyền nhóm B trong phân tử) và những người trước giờ chưa từng bị nhồi máu cơ tim.
Khả năng gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng được ghi nhận trong trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các loại virus đường hô hấp khác, mặc dù mức độ phơi nhiễm ít hơn đáng kể.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao không nên trì hoãn việc tiêm phòng cúm
“Những phát hiện của chúng tôi kết hợp với các bằng chứng trước đó, thấy rằng việc tiêm chủng cúm làm giảm các biến cố tim mạch và nguy cơ tử vong, đồng thời hỗ trợ các hướng dẫn quốc tế về việc chủng ngừa cúm ở những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim”. – Tiến sĩ Jeff Kwong cho biết
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng chúng ta nên làm mọi thứ có thể để ngăn ngừa các loại nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tăng cường sức khỏe để tránh bị cảm cúm khi trở trời.
Ảnh minh họa
“Những người có nguy cơ bệnh tim mạch cần phải có các biện pháp phòng ngừa để phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm, thông qua các biện pháp bao gồm tiêm chủng và rửa tay”, tiến sĩ Kwong nhấn mạnh.
Dữ liệu từ CDC cho thấy chỉ có khoảng 67.2 % người lớn ở Mỹ từ 65 tuổi trở lên là đã bị cúm trong năm qua.
Tiến sĩ Kwong cũng kêu gọi các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên chú ý tránh bị cảm cúm và cần lưu ý đến các triệu chứng cảm cúm kể trên nếu họ bị mắc bệnh.
*Theo Medicalnewstoday