Sắc đỏ bao trùm chứng khoán Mỹ, Dow Jones mất hơn 1.000 điểm: Cơn ác mộng trở lại

Cơn sụt giảm của chứng khoán Mỹ diễn ra trong bối cảnh những quan ngại về việc tăng lãi suất sẽ kéo tụt đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ.

Trong ngày giao dịch hôm 8/2, thị trường bán mạnh vào những giờ giao dịch cuối cùng, khiến các chỉ số chính sụt giảm mạnh mẽ, chọc thủng đáy mới xác lập. Cụ thể, S&P 500 đã xuyên thủng mốc 2.600 điểm trong khi Dow Jones xuyên thủng 24.000 điểm. Cả hai đều đang hướng tới mức giá trung bình của 200 ngày qua, ngưỡng mà các nhà phân tích kỹ thuật nhận định là đáy và có thể gây ra những lình xình khó bứt phá cho thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 3,8%, khiến mọi thành quả của năm 2018 bị xóa sạch. Đây cũng là mức đóng cửa thấp nhất mà S&P 500 xác lập trong 2 tháng qua. Tuần này cũng được coi là tuần tồi tệ nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Dow Jones cũng trong tình trạng tương tự khi lần thứ 2 mất hơn 1.000 điểm trong 4 ngày qua.

Sắc đỏ bao trùm chứng khoán Mỹ, Dow Jones mất hơn 1.000 điểm: Cơn ác mộng trở lại - Ảnh 1.

A&P 500 đã mất 10% so với đỉnh cuối tháng 1.

Áp lực một lần nữa đến từ thị trường trái phiếu. Cuộc đấu giá “ế khách” đẩy mức lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư lấy đó làm tín hiệu cho việc lãi suất sẽ được đẩy lên cao hơn.

Với một thị trường đã không phải chứng kiến sự sụt giảm 3% trong hơn một năm trở lại đây, một tuần như vừa qua đủ reo rắc nỗi kinh hoàng với cả những cổ phiếu có giá trị cao nhất.

Doug Cote, chiến lược gia trưởng của Voya Investment Management, cho biết: “Một số nhà đầu tư lớn sử dụng tiền vay với lãi suất thấp để đầu tư với kỳ vọng thu về nhiều hơn mức họ phải trả. Tuy nhiên, lãi suất có dấu hiệu tăng lên buộc họ phải giải quyết vấn đề này. Ở thời điểm hiện tại, có thể họ đang hoảng loạn tới cực độ”.

Khi việc bán tháo cổ phiếu diễn ra, những tài sản đảm bảo sẽ được lựa chọn. Vàng tương lai, đồng yên đều tăng giá.

Rung lắc là tình trạng chung của tất cả các loại tài sản. Chỉ số Cboe Volatility Index đo mức độ biến động của thị trường đã tăng hơn gấp đôi so với tuần trước, trong khi chỉ số VIX của thị trường trái phiếu cũng lên cao nhất kể từ tháng 4. Còn chỉ số đo mức biến động của thị trường tiền tệ nhảy vọt lên mức cao nhất 1 năm, trong đó đà giảm mạnh nhất kể từ 2015 của nhân dân tệ càng làm tình hình thêm tồi tệ.

Dưới đây là những diễn biến chính trên thị trường tài chính quốc tế trong đêm qua.

Cổ phiếu

• Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 3,8%

• Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 4,1%, Nasdaq 100 giảm 4,2%

• Chỉ số Stoxx Europe 600 Index giảm 1,6%

• Chỉ số FTSE 100 của chứng khoán Anh giảm 1,5%

• Chỉ số MSCI Emerging Market Index đo lường diễn biến trên các thị trường mới nổi mất 1,2%

Tiền tệ

• USD tăng với chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index tăng 0,1%

• Đồng euro giảm 0,2%, xuống còn 1,2244 USD đổi 1 euro

• Đồng bảng Anh tăng 0,2%, lên 1.3805 USD. Đây là phiên tăng điểm đầu tiên trong tuần này

• Yên Nhật tăng 0,4%, lên 108.85 yên đổi 1 USD

Trái phiếu

• Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm chưa đến 1 điểm cơ bản, xuống còn 2,83%

• Lợi suất trái phiếu Đức 10 năm tăng 2 điểm cơ bản, lên 0,76%

• Lợi suất trái phiếu Anh 10 năm tăng 7 điểm cơ bản, lên 1,617%, tăng mạnh nhất trong 5 tuần trở lại đây

Hàng hóa

• Dầu ngọt nhẹ WTI giảm 2,2%, xuống còn 60,41 USD/thùng

• Vàng giảm gần 0,5%, xuống còn 1.317,19 USD/ounce

• Đồng giảm 0,5%, xuống còn 6.845 USD/tấn

• Chỉ số Bloomberg Commodity Index giảm 0,2%

Dow Jones giảm 666 điểm, chứng khoán Mỹ rung lắc

Bài viết mới