Nguy cơ DN FDI thâu tóm toàn bộ hệ thống thương mại

Ông Hưng lưu ý những ảnh hưởng thương mại lớn của hệ thống siêu thị, đại siêu thị đối với một địa bàn, địa phương. Theo đó, nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách kịp thời thì khu vực ngoại thành, ngoại thị, nông thôn cũng sẽ bị chiếm lĩnh.

Về thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số chia sẻ, tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tăng nhanh, từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. Theo bà Lại Việt Anh, một số khó khăn và thách thức của TMĐT Việt Nam hiện nay như: hạ tầng hỗ trợ TMĐT chưa phát triển đồng bộ; cơ chế pháp lý chưa theo kịp mô hình phát triển TMĐT ; tập quán thương mại (mua sắm nhỏ lẻ) và thói quen tiêu dùng (thanh toán bằng tiền mặt) của người tiêu dùng; sự thiếu cân bằng trong phát triển TMĐT tại thành thị, nông thôn…

Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn bày tỏ sự lo lắng đến 3 điểm yếu của thương mại nước ta liên quan đến quản trị chuỗi (vấn đề kết nối từ thượng nguồn đến hạ nguồn, chi phí trung gian cao), khả năng tích hợp chưa cao, năng lực tài chính còn yếu. Đây là điểm yếu của Việt Nam nhưng lại là điểm mạnh của nước ngoài, khiến các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam trong thời gian qua.

Tổ trưởng Tổ tư vấn đề nghị Bộ Công Thương phân tích, đánh giá rõ tác động của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế trong nước, xu hướng của thương mại nội địa và TMĐT trong tương lai. Về việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối phát triển TMĐT quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn thông tin, Tổ tư vấn cũng đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này bởi các thành viên của Tổ cũng nhận thấy, TMĐT là hạ tầng thương mại, muốn phát triển phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ, có sự phối hợp của rất nhiều bộ, ngành, địa phương… chứ không phải trách nhiệm chỉ thuộc về riêng Bộ Công Thương.

DN bán buôn, bán lẻ ngừng hoạt động nhiều nhất

Bài viết mới