4 cách làm ấm cơ thể để phòng tránh ốm đau khi miền Bắc rét kỉ lục

Trong những ngày gần đây, thời tiết miền Bắc Việt Nam liên tục ở ngưỡng 10 độ. Tại một số vùng núi, nhiệt độ còn thấp hơn nhiều. Theo dự báo, rét đậm, rét hại tại miền Bắc có thể kéo dài ít nhất 10 ngày tới. Đây được xem là đợt lạnh sâu và kéo dài nhất trong suốt 2 năm qua. Tại Sapa và đỉnh Mẫu Sơn đã xuất hiện tuyết rơi.

Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông khiến con người rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như ho, cảm lạnh, cúm… Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyên: Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.

1. Giữ ấm không gian sống của bạn

Trong những ngày giá rét này, bạn cần giữ ấm không gian sống bằng cách đóng kín các ô cửa, tránh gió lùa, bố trí rèm cửa để hạn chế không khí lạnh từ ngoài trời xâm nhập vào nhà. Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng một chai nước nóng hoặc túi sưởi để làm ấm chăn, đệm trước.

Đặc biệt, luôn mặc đầy đủ quần áo ấm và các phụ kiện giữ nhiệt cho cơ thể khi phải di chuyển ngoài trời.

2. Sử dụng đồ uống nóng

4 cách làm ấm cơ thể để phòng tránh ốm đau khi miền Bắc rét kỉ lục - Ảnh 1.

Thức uống nóng như trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể rất hiệu quả. Trong thời tiết rét đậm, rét hại, chỉ cần bất cẩn một chút là bạn có thể bị cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp. Vì vậy, sau khi đi ra ngoài trở về, bạn nên làm ấm cơ thể với một cốc trà gừng ấm hoặc đơn giản là một ly nước ấm. Gừng có vị cay, ấm nên có thể làm ấm cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa cảm lạnh.

3. Ăn tỏi

Không phải ai cũng thích mùi vị của tỏi. Tuy nhiên, tỏi lại là một loại gia vị có tác dụng tích cực trong việc làm ấm cơ thể. Những ngày trời lạnh, bạn nên thêm một chút tỏi vào các món ăn để tăng thêm hương vị, giúp phòng các bệnh mùa đông hiệu quả.

Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, tăng sức để kháng cho cơ thể. Tinh dầu tỏi cũng có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi và mở rộng đường hô hấp.

4. Tắm nước ấm, ngâm chân nước gừng

4 cách làm ấm cơ thể để phòng tránh ốm đau khi miền Bắc rét kỉ lục - Ảnh 2.

Tắm nước ấm giúp cơ thể ấm lên, loại bỏ bụi bẩn vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Hoặc bạn có thể ngâm chân trong nước ấm có một chút tinh dầu hoặc vài lát gừng. Đây là một phương pháp “lợi trong lợi” bởi lòng bàn chân là nơi hội tụ nhiều huyệt đạo, mạch máu. Ngâm chân trong nước nóng sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể rất tốt.

Để phòng ngừa các bệnh trong mùa đông xuân, chúng ta nên giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, chân tay… Việc giữ ấm cơ thể khi di chuyển ngoài trời là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh các đồ ăn lạnh, rượu bia…

Duy trì tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống bệnh tật. Có sức khỏe tốt, cơ thể sẽ chống chọi hiệu quả với mọi dạng thời tiết khắc nghiệt.

Chứng bệnh rất dễ gặp khi trời rét dưới 10 độ C ai cũng cần phải biết để phòng tránh

Bài viết mới