Trì hoãn như một thói quen: 13 lý do khiến ai cũng thích ‘chây ì’ và đây là 5 liều thuốc chữa trị

Triệu chứng của những người thích chây ì

1. Ngủ dậy cực muộn!

Bạn ngủ cả tối và trì hoãn mọi công việc quan trọng. Cuối cùng bạn kết thúc buổi tối hôm qua bằng việc ngủ đến…tận trưa hôm nay và đột nhiên nhận ra rằng: đã tới chiều và vẫn chưa làm được gì cả!

2. Lúc nào cũng có thể ngủ

Bạn không có một thời gian ngủ rõ ràng. Bạn ngủ bất cứ lúc nào bạn thấy chán và thấy mệt. Và cứ chán là bạn lại có lý do để…..ngủ!

3. Bạn rất dễ từ bỏ

Thấy khó là từ bỏ, thậm chỉ chỉ cần ngó qua, chưa kịp thử bạn đã vội từ chối không làm và nếu đó là nhiệm vụ của mình thì thay vì không thể “trả lại” bạn lại bắt đầu….chán và than thở!

4. Bạn ghen tỵ với những đồng nghiệp chăm chỉ

Bạn rất ngưỡng mộ người bạn đồng nghiệp của mình vì những kết quả xuất sắc, doanh số bán hàng lúc nào cũng top đầu. Bạn thực sự cũng muốn như vậy nhưng sâu thẳm trong tim bạn, bạn luôn nghĩ rằng mình không thể làm được. Đấy chính là lý do mà nếu bạn càng chây ì, bạn càng ngưỡng mộ người khác

5. Lần cuối bạn tập thể dục là cách đây….vài năm

Không có gì phải ngạc nhiên khi bạn không thể giảm cân hay có một cơ bắp lực lưỡng, đơn giản vì bạn dành thời gian ngủ thay vì tập thể dục. Bạn cũng rất giỏi trong việc lập kế hoạch nhưng lại chẳng bao giờ thực hiện cả

6. Bạn luôn là người đến muộn!

Bạn muộn giờ làm, muộn giờ học, muộn cuộc hẹn, muộn giờ đi xem phim…..Tất cả chỉ vì bạn luôn nghĩ rằng: “Mọi người ai cũng thường đến muộn cả, mình đến sớm làm gì?”. ” Người ta hẹn giờ thế để phòng cao su ý mà, mình cứ đến muộn tí”! Và thế là chẳng bao giờ bạn đúng giờ cả!

Trì hoãn như một thói quen: 13 lý do khiến ai cũng thích chây ì và đây là 5 liều thuốc chữa trị - Ảnh 1.

7. Nước đến chân mới nhảy!

Công việc của bạn chỉ hoàn thành khi sếp thông báo ngày mai là deadline; bạn lên mạng thấy bạn bè “than ngắn thở dài” ngày mai kiểm tra mới bắt đầu ôn; bạn nhồi nhét kiến thức cho một cả học kỳ bằng một tuần trước khi kỳ thi bắt đầu! Bạn thực sự là quá “ì” rồi đấy!

8. Bạn bắt đầu lo lắng về tương lai

Công việc của bạn dồn dập. Bạn quá căng thẳng và không biết bắt đầu từ đâu. Và thay vì giải quyết từng cái một, bạn lại lao vào “tưởng tượng” về những điều không có thực, một tương lai tối mịt, chưa có người yêu, công việc không ổn định, lương thấp; bạn phàn nàn về mọi thứ, cho mình là thứ tồi tệ, kém may mắn nhất thế giới và bắt đầu “ăn chơi” cho đỡ chán!

9. Facebook là bạn

Bạn cho mọi cảm xúc lên Facebook, chán công việc, chán đồng nghiệp, chán sếp, không có gấu, không có quà, không có iPhone….. Bạn post lên mà không cần quan tâm ai đó sẽ bình luận thế nào, ai đó sẽ đọc được, ai đó nghĩ gì. Bạn dành cả tối đi làm về là “than ngắn thở dài” trên Facebook!

10. Ăn uống, tiệc tùng là “niềm an ủi” lớn nhất của bạn

Bạn ăn, bạn uống, bạn đi chơi, xem phim, lượn lờ ngoài đường, dành hàng tiếng đồng hồ loay hoay với một món ăn lạ; mua cả đống quà ăn vặt chỉ để “giải sầu” và “vứt bỏ phiền muộn” ở nơi làm việc. Và bạn lại tự bào chữa cho mình rằng “đây là cách xả xì choét”, nhưng kỳ thực, khi bạn “xả” xong rồi, bạn lại bắt đầu kêu than và sau đó là ngủ một mạch đến sáng!

11. Bạn quá tự tin

Qúa tự tin cũng là một triệu chứng “chây ì” mà nếu bạn không nhận ra sớm thì một thời gian bạn sẽ phải hối hận vì nhận ra “căn bệnh tự phát” của mình.

Bạn quá tự tin vì bài tập quá đơn giản, công việc quá dễ để hoàn thành; bạn tự tin vì nhà quá gần để đến công ty đúng giờ; bạn phóng xe đủ nhanh để kịp đến lớp trước khi cô giáo vào; bạn tự tin vì bạn luôn nghĩ rằng mình có đủ sức làm nó.

Trì hoãn như một thói quen: 13 lý do khiến ai cũng thích chây ì và đây là 5 liều thuốc chữa trị - Ảnh 2.

12. Bạn dễ chấp nhận

Bạn có một công việc văn phòng với mức lương “ổn” so với chúng bạn; cũng là công ty “hơi to”, sếp cũng được, cũng có cơ hội thăng tiến, ngày làm 8 giờ, lễ tết có thưởng đầy đủ. Nhưng, bạn….vẫn ì.

Đơn giản bởi vì bạn dễ dàng chấp nhận mọi thứ, ham muốn ổn định sau khi ra trường khiến vài năm sau bạn cảm thấy công việc tẻ nhạt, không còn sôi nổi như thời sinh viên nữa. Bạn đã từng tự tin, năng động bao nhiêu thì giờ bạn càng thụ động bấy nhiêu.

Bạn nhìn bạn bè của mình, tuy còn “lông bông” nhưng lúc nào cũng vui vẻ, đi chơi, đi du lịch đủ thứ, bạn càng ngưỡng mộ và cho rằng mình quá “bi đát”.

Bạn chán bỏ công việc, không muốn làm gì, muốn bứt phá nhưng lại mâu thuẫn: Liệu nghỉ rồi, mình sẽ làm gì để kiếm sống? Mình có đủ khả năng để làm gì khác không? Và rồi, “thôi, thế này là được rồi”, lại chấp nhận sự “ì”.

13. Bạn “nhảy” quá nhiều

Bạn có nhiệt huyết, sẵn sàng thử sức với mọi thứ. Vì bạn chưa xác định được mục tiêu của mình nên bạn muốn làm đủ mọi việc, để từ đó với hy vọng sẽ tìm thấy thứ bạn muốn. Bạn nôn nóng kiếm tiền, bạn chấp nhận làm việc như “điên dại”. Nhưng bạn có biết rằng, nếu bạn cứ mãi làm những công việc không đúng sở trường, dần dần bạn sẽ trở nên rất mệt mỏi và sẽ có lúc, bạn cứ phó mặc cho cuộc sống, không muốn làm gì và thực sự là bạn “ì” đấy.

Chữa bệnh trì hoãn

Trì hoãn như một thói quen: 13 lý do khiến ai cũng thích chây ì và đây là 5 liều thuốc chữa trị - Ảnh 3.

1. Không nóng vội và phải biết chờ đợi.

Nghĩa là, nếu bạn biết mình giỏi, mạnh ở điểm gì, hãy kiên trì phát triển nó. Hãy không ngừng học tập và nâng cao chuyên môn của mình lên. Một nước cờ tốt và hiểu rõ thực lực mình, bạn sẽ không bao giờ sự thất bại

2. Lên một kế hoạch rõ ràng và gửi nó cho một người mà bạn tin tưởng.

Nhờ họ kiểm soát giờ giấc của bạn, đánh giá bạn sau một tuần và nhắc nhở bạn nếu bạn bị lệch khỏi kế hoạch. Chọn cho mình một cố vấn giống như có một ngọn đèn dẫn đường cho bạn

3. Thay đổi không gian làm việc nếu bạn vẫn còn yêu thích và muốn làm công việc hiện tại.

Sắm một lọ hoa hay trang trí một vài hình ảnh ngộ nghĩnh, dán những câu trích dẫn tích cực, người bạn ngưỡng mộ; ghim mục tiêu hàng tháng và luôn có một cuốn sổ nhỏ bên mình để ghi lại các công việc cần làm.

Và hãy nhớ rằng, luôn cố gắng có thời hạn cho từng công việc. Nếu sếp giao cho bạn 2h để hoàn thành một bản báo cáo, hãy cố gắng kết thúc nó sớm hơn 30 phút

4. Cuối tuần hãy dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, có thể lượn lờ phố phường, đi du lịch, khám phá những địa điểm mới, cố gắng refresh lại tâm hồn và suy nghĩ của bạn. Tránh việc dành cả ngày nghỉ chỉ để vùi đầu vào phim ảnh hay games

5. Chọn bạn đồng hành. Chọn bạn đồng hành khác với cố vấn ở chỗ, đó là người sẽ cùng thực hiện kế hoạch với bạn.

Nếu cả hai có cùng một mục tiêu cần đạt được, hãy kết nối với nhau, ví dự như cả hai cùng muốn dậy lúc 5h sáng; chạy thể dục 1 tiếng trước khi đi làm….Nếu có hai người cùng thực hiện, mà một người làm tốt hơn thì người kia chắc chắn cũng phải cố gắng vì ai cũng không muốn “bị thua” cả.

4 giây – 2 phút – 72 giờ và 21 ngày: Công thức kì diệu giúp bạn đạt mọi mục tiêu và không bao giờ bị trì hoãn

Bài viết mới