Cụ thể, doanh số trong quý IV đạt 1.206 tỷ đồng, tăng đến 45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần tăng mạnh được BMP cho biết là do doanh số tăng 28% và khoản chiết khấu thương mại trong quý IV/2017 giảm mạnh hơn 70% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, giá nguyên liệu trong kỳ này chỉ tăng mức tương ứng doanh thu, Theo đó, lãi gộp tăng trưởng 41% lên mức 283 tỷ đồng.
Trong kỳ nay, chi phí tài chính gấp 3 lần lên mức 34 tỷ đồng trong khi doanh thu tài chính giảm còn ½ cùng kỳ năm trước, chi phí quản lý cũng tăng gần 50% lên mức 48 tỷ đồng, bù lại chi phí bán hàng giảm nhẹ so với cùng kỳ . Theo đó, lợi nhuận trước thuế của BMP đạt mức 154 tỷ đồng, tăng 27%, thấp hơn mức tăng doanh thu.
Ngoài ra, BMP ghi nhận mức thuế hoãn lại 24 tỷ đồng. Dẫn đến lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 123 tỷ đồng và ghi nhận mức tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cả năm 2017, doanh số của BMP vẫn tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước lên mức 3.826 tỷ đồng, tuy nhiên, do giá vốn bình quân vẫn tăng mạnh trong cả năm 2017 dẫn đến lợi nhuận gộp của BMP giảm 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 471 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của BMP không thay đổi nhiều so sới hồi đầu năm,đạt mức 2.865 tỷ đồng. Riêng khoản mục tiền và tiền gởi đạt gần 1.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tồn kho của BMP đang giảm dù doanh số đang tăng, hiện chỉ ghi nhận ở mức 385 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cuối 2016 và giảm mạnh so với mức 502 tỷ đồng cuối quý III/2017. Phải chăng bên cạnh hoãn thuế, BMP đã sử dụng nguồn nguyên liệu giá thấp nhập vào trước đó để tạo lợi nhuận trong quý IV?