Các trụ cột của kinh tế Hàn Quốc đã hết thời hưởng “kim bài miễn tử”?

Khoảng hơn hai thập kỷ trước, các công tố viên từng truy tố chủ tịch tập đoàn Samsung đầy quyền lực với cáo buộc đưa hối lộ. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã thoát tội cùng với lời xin lỗi từ Tổng thống.

Một thập kỷ sau, ông lại bị truy tố tội trốn thuế và biển thủ tiền quỹ công ty, và thêm một lần, ông lại thoát án ngoạn mục.

Thông điệp có lẽ không thể rõ ràng hơn được nửa: Không ai có thể động đến tập đoàn Samsung và gia đình đầy quyền lực đứng phía sau nó. Nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng cực lớn của Samsung tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, ngày thứ Sáu tuần này, tòa án Hàn Quốc đã phát đi thông điệp khác hoàn toàn, Hàn Quốc nay đã thay đổi, theo khẳng định của bài báo trên New York Times.

Ông Lee Jae-yong, người thừa kế thế hệ thứ ba của đế chế Samsung, đã bị tuyên án năm năm tù bởi bê bối đưa hối lộ. Trước đó, cũng chính bê bối này từng khiến cựu chủ tịch tập đoàn Samsung mất chức, gây chấn động kinh tế và chính trị Hàn Quốc.

Cho đến nay, chưa một nhân vật quyền lực nào thuộc các tập đoàn Hàn Quốc phải chịu án như trên. Nó cho thấy chính phủ Hàn Quốc sẽ không còn nương tay với người đứng đầu các đế chế kinh doanh lớn tại nước này.

Với những diễn biến mới nhất tại Samsung, cả Hàn Quốc và Samsung đều đang đứng trước bước ngoặt quan trọng. Bản án ngày thứ Sáu nhiều khả năng sẽ khiến cho nhiều bên nỗ lực hơn nữa nhằm làm yếu đi các tập đoàn gia đình hiện đang thống trị một trong những nền kinh tế lớn và năng động nhất thế giới.

“Cho đến tận bây giờ, Samsung vẫn được coi như tập đoàn có vị thế cao hơn cả luật pháp. Bản án mới nhất đã đi một bước dài để chứng minh tính công minh của pháp luật”, chuyên gia kinh tế tại trường chính sách công và quản lý KDI, ông You Jong-il, nhận xét.

Bản án dành cho người thừa kế thứ ba của tập đoàn Samsung cho thấy kết quả của phép thử của việc liệu Samsung có còn miễn nhiễm với những rắc rối. Tuy nhiên, với trường hợp ông Lee, ngay cả khi đã vào tù, ông vẫn còn vô cùng nhiều quyền lực.

Ông và nhiều thành viên khác trong gia đình Samsung sẽ vẫn tham gia điều hành công việc của tập đoàn dù ông có ở sau song sắt. Điều tương tự đã từng xảy ra khi nhiều tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc được điều hành bởi những quyết định được đưa ra từ chốn lao tù.

Giáo sư Chang Sea-jin thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét: “Ông Lee sẽ vẫn nằm quyền lực chi phối, ông có thể sa thải bất kỳ quản lý nào của tập đoàn, các cấp quản lý trong tập đoàn vẫn phải báo cáo đều đặn với ông.”

Ông Lee và bốn quản lý cấp cao khác của Samsung đã bị kết án trong phiên tòa ngày thứ Sáu vừa qua bởi tội danh đưa hối lộ 7,8 triệu USD cho cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye, để nhận được sự ủng hộ của bà với một số thương vụ.

Các thương vụ đó đã giúp củng cố cho vị thế của ông Lee trong tập đoàn Samsung, một trong những tập đoàn sản xuất điện thoại thông minh, tivi lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, theo khẳng định của các luật sư bảo vệ cho thân chủ Lee, họ sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi vụ việc để quyết chứng minh thân chủ vô tội. Thực ra không phải họ không có căn cứ tin vào điều đó. Trước đây, cha của ông Lee, ông Lee Kun-hee từng hai lần được Tổng thống xin lỗi vì các cuộc điều tra sai lầm.

Tuy nhiên, Tổng thống hiện tại của Hàn Quốc có lập trường cứng rắn hơn nhiều. Ông và chính quyền của ông đã quyết sẽ chấm dứt các hoạt động trong bóng tối tại nhiều tập đoàn gia đình của Hàn Quốc vốn được biết đến cái tên chaebol.

Cũng giống như nhiều chaebol khác, Samsung hưởng lợi trong bối cảnh giới cầm quyền của Hàn Quốc và các doanh nhân muốn bắt tay xây dựng kinh tế Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn với trọng tâm tập trung vào xuất khẩu sau cuộc Chiến tranh Liên Triều. Khi mối quan hệ giữa các nhà cầm quyền và giới doanh nhân khăng khít hơn, tầm ảnh hưởng của Samsung vì thế cũng ngày một lớn.

Cha của ông Lee, ngài Lee Kun-hee – con trai của người sáng lập tập đoàn Samsung, rất được lòng người dân Hàn Quốc bởi ông góp công lớn đưa Samsung Electronics trở thành tập đoàn điện tử lớn của thế giới.

Công chúng Hàn Quốc trong khi đó chưa thực sự đánh giá cao tài năng của ông Lee Jae-yong, người cũng được biết đến với nhiều chiến lược hợp tác với Apple hay Google. Tuy nhiên, từ những gì ông thể hiện ra, ông chưa cho thấy mình thực sự nắm được công việc kinh doanh của tập đoàn. Người Hàn Quốc nể ông vì ông là con trai của ông Lee Kun-hee, ngoài đó ra, họ chưa thấy ông có điều gì nổi bật.

Chắc chắn rằng việc ngồi tù không làm giảm quyền lực của ông Lee Jae-yong. Ông có hai chị gái nhưng cả hai người này không có liên quan nhiều đến công việc của tập đoàn và không được coi như đối thủ của ông Lee.

Từng có nhiều tập đoàn gia đình lớn khác của Hàn Quốc được lèo lái bởi các quyết định được đưa ra từ nhà giam. Chủ tịch tập đoàn SK, một đế chế kinh doanh lớn khác của Hàn Quốc, đã bị kết án năm 2013 bởi sử dụng tiền tập đoàn sai mục đích.

Theo tiết lộ của một luật sư Hàn Quốc, trong khoảng 500 ngày ông này ngồi tù, ông đã tiếp đến 1.800 vị khách. Các điều hành và luật sư riêng của tập đoàn SK thậm chí còn lập riêng một văn phòng gần nhà tù của ông để tiện cho việc đi lại gặp gỡ chủ tịch.

Thái tử Samsung lãnh án 5 năm tù, khép lại vụ bê bối rúng động Hàn Quốc

Bài viết mới