Vì sao Tổng thống Donald Trump tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos?

Đây sẽ là lần đầu tiên một vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm tham dự WEF kể từ sau Bill Clinton tham gia vào năm 2000.

Chính quyền của Trump cho biết quyết định của Tổng thống Mỹ tới Davos không đi ngược lại quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, mà là một dấu hiệu cho thấy ông muốn chia sẻ chúng với thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với báo chí trước đó rằng: “Tôi không nghĩ đó là một bài phát biểu dành cho những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tôi nghĩ ý tưởng về khối liên kết kinh tế giữa nhiều quốc gia sẽ bị bỏ qua và ông Trump muốn nói về chiến lược kinh tế của Mỹ theo quan điểm American First”.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói với các phóng viên hồi đầu tháng Giêng rằng việc tham dự Davos không phải là dấu hiệu cho thấy quan điểm của Tổng thống Trump đang thay đổi. Bà nói: “Tổng thống vẫn còn 100% tập trung và cam kết thúc đẩy các chính sách tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp và công nhân Mỹ”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng có một cách giải thích khác: đó là ôngTrump muốn đối diện với các lãnh đạo quốc gia vốn không ủng hộ ông trước đó. Michael Froman, người từng là đại diện thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama và tham dự Davos trong quá khứ nhận xét: “Tôi không nghĩ ông ấy thay đổi thông điệp của mình hoặc thay đổi quan điểm về nước Mỹ trên hết”.

Monica de Bolle, một thành viên cao cấp của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói rằng ngoài việc thu hút sự chú ý khi ông Trump lần đầu tham dự WEF, đây cũng sẽ là cơ hội lớn cho việc quảng bá các sáng kiến ​​quan trọng của Tổng thống Mỹ về các vấn đề thương mại song phương .

Bà Monica de Bolle nói: “Đây là cơ hội để ông Trump giải thích cho các nhà lãnh đạo toàn cầu và doanh nhân khác về chương trình nghị sự của Mỹ thực sự có ý nghĩa gì. Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump tham gia vào cộng đồng quốc tế chỉ để thông báo cho họ biết rằng ông ấy muốn tách rời hoặc phá vỡ cách làm việc thông thường của họ”.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9 năm trước, Tổng thống Trump đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới hoạt động hoàn toàn vì lợi ích của mình và xem hợp tác thông qua một ống kính giao dịch. “Là Tổng thống của Hoa Kỳ, tôi sẽ luôn đưa nước Mỹ lên đầu tiên. Giống như bạn, với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia, sẽ luôn luôn và nên luôn đưa nước bạn đầu tiên”, ông Trump nói.

Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Davos về cú sốc với trật tự toàn cầu sau cuộc bầu cử của nước Mỹ vài tháng trước đó. “Cho dù bạn có thích hay không, nền kinh tế toàn cầu là đại dương lớn mà bạn không thể thoát khỏi”, ông Tập nói.

Davos không chỉ là nơi gắn kết, tăng cường hợp tác đa quốc gia, mà chính là nơi hội tụ giới cầm quyền của những quốc gia lớn trên thế giới, thông qua đó, các nước đưa ra quan điểm của mình đến khắp thế giới. Và có lẽ đây cũng là lý do khiến Tổng thống Mỹ Trump tham gia vào diễn đàn năm nay, không phải để tìm kiếm một cơ hội hợp tác đa phương, mà để truyền đạt những gì nước Mỹ muốn.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) là hội nghị thượng đỉnh hàng năm, thường được gọi là “Davos là biểu tượng điển hình về toàn cầu hoá. Hàng ngàn nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, chính trị, và xã hội dân sự đổ về Davos, nằm trên dãy Alps phủ tuyết- nơi sẽ giúp thư giãn những người tham gia và truyền cảm hứng cho tinh thần cộng tác và để thỏa thuận nhằm phá vỡ rào cản kinh tế giữa các quốc gia và làm cho cộng đồng toàn cầu được kết nối chặt chẽ hơn.

Tổng thống Donald Trump liệu có thay đổi được “vận mệnh” kinh tế Mỹ?

Bài viết mới