Đừng ngạc nhiên khi thấy CEO Mai Linh chạy xe ôm, không thiếu CEO công nghệ từ lâu nay đã sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc…

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu series “Văn hóa công ty”. Series là tập hợp những câu chuyện, bài học và chia sẻ của các doanh nhân về văn hóa công ty của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.


Mới đây chia sẻ của cộng đồng mạng về hình ảnh chủ tịch Mai Linh chạy xe ôm đã thu hút được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Không xa rời tài xế và ở vị trí cao cao tại thượng, hình ảnh ông Hồ Huy chạy xe ôm Mai Linh Bike nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận bởi sự xông xáo thâm nhập thực tế để hiểu nỗi khó khăn của các anh em tài xế cũng như tâm sự của khách hàng.

Tuy nhiên, với các CEO công nghệ thì chuyện sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc hay nôm na là lao vào sử dụng sản phẩm hay đóng vai nhân viên để phục vụ khách hàng không phải là chuyện hiếm lạ phải gióng trống khua chiêng.

Thậm chí nhiều CEO công nghệ còn khá khiêm tốn khi tự nhận mình chỉ là Chuyên viên trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Officer) như CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn, hay Nhân viên dịch vụ Khách hàng như CEO Giao hàng tiết kiệm Phạm Hồng Quân.


Từ chuyện bên Tây, ông chủ Facebook vẫn ngày ngày viết code

Đừng ngạc nhiên khi thấy CEO Mai Linh chạy xe ôm, không thiếu CEO công nghệ từ lâu nay đã sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc... - Ảnh 1.

Là ông chủ của startup có giá trị hơn 200 tỷ USD, thế nhưng CEO của Facebook vẫn ngày ngày cặm cụi lập trình. Mark Zuckerberg chia sẻ, anh vẫn viết code, đặc biệt là vào kì nghỉ hay những khi không phải vật lộn với việc điều hành của Facebook. Mark cho biết anh vẫn duy trì những thói quen truyền thống này bởi Mark muốn là chính mình và đơn giản là anh thích như thế.

“Giành” luôn phần việc của nhân viên cấp thấp nhất, Mark Zuckerberg vẫn đảm bảo mình hiểu sâu sát sản phẩm của mình. Với chí hướng “không ngại vết bẩn”, anh đã giúp Facebook có những bước đồng hành với tâm ý người dùng, hiểu người dùng để phục vụ họ tốt hơn.


Tới chuyện Việt Nam, CEO startup đi làm giúp việc, chạy xe ôm

Chuyện các CEO công nghệ tự tay làm các công việc “tay chân” là một điều rất đáng quý. Trải nghiệm từ vị trí thấp nhất là cách mà nhiều CEO lựa chọn để có thêm kinh nghiệm, ý tưởng quý báu hay thậm chí những sáng kiến cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời trở thành tấm gương cho nhân viên công ty.

Tại Việt Nam, việc các CEO công nghệ cũng xắn tay áo làm lao động phổ thông để hiểu việc, hiểu nghề cũng không phải là chuyện hiếm.

CEO Jupviec Phạm Hồng Minh từng chia sẻ trên báo chí: “Thậm chí, do chưa có kinh nghiệm, khách hàng yêu cầu dịch vụ đến dọn nhà dịp Tết. Chúng tôi nghĩ đơn giản cứ có khách là tốt rồi, nhưng khi đó sát ngày người lao động bỏ về quê ăn Tết hết. Thế là tôi cũng phải xách đồ đến để dọn vệ sinh, lau chùi nhà cho khách”.

Đừng ngạc nhiên khi thấy CEO Mai Linh chạy xe ôm, không thiếu CEO công nghệ từ lâu nay đã sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc... - Ảnh 2.

Gần đây là hình ảnh Tổng giám đốc Mai Linh Hồ Huy bị bắt gặp làm tài xế xe ôm cho dịch vụ Mai Linh Bike mới ra mắt.

Ông chia sẻ: “Nghề vận tải như làm dâu trăm họ. Chú luôn nhắc các nhân viên của mình là chúng ta phục vụ chứ không làm dịch vụ. Người lãnh đạo, muốn làm tốt thì phải gần và hiểu nhân viên. Hễ có thời gian rảnh, tớ lại trong vai tài xế, để xem, để lắng nghe và cảm nhận những vất vả khó nhọc của anh em, của nghề”.

Hay như CEO dịch vụ giao hàng nội thành AhaMove.com Nguyễn Xuân Trường cũng chia sẻ việc anh thường xuyên đi ship hàng với hơn 100 chuyến giao hàng thành công. Đặc biệt, trong một số giai đoạn công ty tăng trưởng nóng, đơn hàng nhiều mà không đủ tài xế, anh Trường cũng xách xe ra giao hàng như anh em shipper.

Đừng ngạc nhiên khi thấy CEO Mai Linh chạy xe ôm, không thiếu CEO công nghệ từ lâu nay đã sáng chạy xe ôm, tối làm giúp việc... - Ảnh 3.

CEO này chia sẻ, việc “thâm nhập thực tế” thường xuyên giúp anh nắm rõ những nỗi vất vả và tâm tư tài xế. Ngoài ra, chạy ship cũng giúp anh tiếp xúc với khách hàng trực tiếp nhất, có nhiều chủ shop khi gặp anh còn nhận ra và chia sẻ, đóng góp cho anh nhiều ý kiến để nâng cao dịch vụ.

Ở AhaMove, tất cả các nhân sự khi được tuyển dụng vào có 1 “chỉ tiêu cứng” là phải hoàn thành 5 chuyến giao hàng. Các nhân sự này được bộ phận vận hành của công ty đào tạo về quy trình giao và nhận hàng như tất cả các tài xế khác. Như vậy, các nhân sự dù ở bất kỳ vị trí nào cũng có được cảm nhận thực tế về công việc shipper và những nỗi trăn trở của dịch vụ “làm dâu trăm họ” này.

Những hoạt động này giúp các nhân viên công ty thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và tài xế rất rõ. Thậm chí, nhiều chính sách, cải tiến của công ty được lấy ý tưởng từ những chuyến đi ship của nhân viên hay quản lý. Mặt khác, khi ra các quyết định liên quan tới hàng chục ngàn tài xế hay hàng trăm ngàn khách hàng, các nhân sự này đều có sự cẩn thận hơn, tránh làm ảnh hưởng tới dịch vụ.

Muốn làm “dâu trăm họ” thật tốt, Chủ tịch HĐQT của taxi Mai Linh tự chạy xe ôm chở khách

Bài viết mới