Quy định mới về mua bán hàng hóa cho nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết,Nghị định quy định rõ điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh.

Về điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, nghị định quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu được xuất khẩu: hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng theo các điều kiện sau:

Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Còn tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam theo các điều kiện sau

– Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh, nghị định quy định, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ một năm trở lên.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải đáp ứng các điều kiện sau

– Điều kiện quy định tại điểm 2,3 ở trên;

– Đáp ứng tiêu chí: phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Còn trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì phải đáp ứng các điều kiện giống trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn thì xem xét cấp phép thực thiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau: sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hành; sách, báo và tạp chí thì xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Hàng hóa xuất khẩu phải đi đường vòng

Bài viết mới