Theo ông Cui He, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thuỷ sản Trung Quốc (Cappma), cá tra hiện đang được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc vì ngành dịch vụ ăn uống thông qua các trung tâm thu mua tập trung để thu mua sản phẩm.
Được biết, ở miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, cá tra rất phổ biến. Chuỗi Haididao ở Bắc Kinh là chuỗi nhà hàng với hơn 100 nhà hàng trên cả nước cũng sử dụng cá tra trong các món ăn của nhà hàng.
Một lý do khác cho sự phát triển nhanh chóng của cá tra ở Trung Quốc là tăng trưởng đối với các bữa ăn chuẩn bị trước như trong trường học và máy bay.
Trong khi một số giống cá chép, chẳng hạn như cá chép bạc, có thể rẻ hơn, nhưng cá chép lại không dễ chế biến thành philê vì chúng có nhiều xương. Các nhà chế biến sẽ sử dụng các loại cá có thể chế biến và nấu chín dễ dàng nhất như cá rô phi và cá tra hay cá minh thái. Nếu philê cá rô phi và cá tra vừa phù hợp với yêu cầu thì các tiêu chí tiếp theo là giá cả, các nhà chế biến sẽ chọn loài có giá rẻ nhất.
Các thành viên của Cappma đã nhận thức được rõ ràng về thời gian và nơi mà cá tra có giá rẻ trên thị trường Trung Quốc.
Đầu năm nay, ông Cui He cho biết Cappma đang xem xét làm thế nào để giải quyết vấn đề tràn lan của cá tra Việt Nam trên thị trường Trung Quốc thông qua “kênh màu xám”, nghĩa là buôn lậu qua biên giới sang Trung Quốc. Ông đề nghị cần xây dựng một danh sách các nhà cung cấp được chấp thuận.
Với số lượng cá tra hiện tại trên thị trường Trung Quốc, nếu Việt Nam không cung cấp cho Trung Quốc thì sẽ không có đủ cá rô phi Trung Quốc sản xuất ra để tạo nên sự khác biệt. Ngay cả khi Trung Quốc không xuất khẩu cá rô phi nữa.
Đối với thị trường Trung Quốc,11 tháng đầu năm 2017, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 373,3 triệu USD tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm gần 23% tổng xuất khẩu cá tra. Cho dù 3 tháng trở lại đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã dần hạ nhiệt nhưng đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm nay.