Công nghệ blockchain đằng sau bitcoin là gì và nó được ứng dụng như thế nào?

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Về cơ bản blockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại. Giống như việc bạn gửi cái hộp đi mà mọi người đều xác nhận cái hộp đó là của bạn chứ không phải một vị luật sư hay một ngân hàng nào đó.

Trong khi biến động giá mạnh mẽ của bitcoin và ethereum không ngừng thu hút sự chú ý, nhiều người đã không để ý rằng nền tảng công nghệ blockchain đã làm thay đổi các ngành công nghiệp như thế nào. Đối với một số doanh nghiệp và tập đoàn lớn, nền tảng blockchain đã đem lại cho họ cơ hội bảo đảm nguồn cung, hạn chế trung gian và cắt giảm chi phí vận hành. Sau đây là 5 doanh nghiệp lớn đã ứng dụng blockchain vào hoạt động kinh doanh thực tế đại diện cho 5 ngành, trong số đó có những cái tên nổi tiếng như Barclay, Walmart và Maersk.

Ngành vận tải biển

Maersk là công ty vận tải biến lớn nhất thế giới vừa qua đã hoàn tất việc thử nghiệm ứng dụng blockchain vào theo dõi hàng hóa. Bài kiểm tra không chỉ có Maersk mà còn bao gồm sự tham gia của đại diện Hải quan Hà Lan và Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ. Công nghệ blockchain đảm bảo độ tin cậy thông qua chữ ký điện tử được mã hóa giúp cho việc bỏ sót hoặc gian lận hàng hóa trong quá trình vận chuyển trở nên khó khăn hơn và giảm thời gian trung chuyển hàng hóa.

Ngành ngân hàng

Bất chấp sự phức tạp của nó, ngành ngân hàng vẫn bị ám ảnh bởi các hệ thống chậm chạp có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để xác nhận các giao dịch cơ bản như bán cổ phiếu hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên, việc Barclays tiến hành một giao dịch đột phá (liên quan đến xuất khẩu bơ) bằng việc sử dụng công nghệ blockchain vào năm 2016 cho thấy điều này đang dần thay đổi. Trong tương lai gần, sự gia tăng tốc độ dịch vụ ngân hàng sẽ đi liền với sự gia tăng số lượng nhà môi giới và phòng thanh toán bù trừ đóng cửa. Các ngân hàng lớn thậm chí đang dự kiến sử dụng blockchain để làm lại hệ thống SWIFT – được sử dụng trong cách giao dịch liên ngân hàng toàn cầu.

Ngành tạp hóa

Có thể bạn sẽ không ngờ rằng Walmart là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng blockchain, nhưng gã khổng lồ bán lẻ này đã sử dụng blockchain từ năm 2016 để theo dõi nguồn lợn nhập từ Trung Quốc đến Mỹ. Trong tháng 8, một nhóm nông dân ở tiểu bang Arkansas đã in mã QR trên thùng đựng thịt gà để theo dõi giao dịch. Tất cả những ứng dụng này đều giúp nhà cung cấp giảm thiểu số lượng thực phẩm bị hư hỏng và ngăn chặn bệnh dịch tràn lan.

Ngành luật pháp

Tất cả các bản thỏa thuận từ bán nhà cho đến hợp đồng lao động đều yêu cầu có sự tham gia của luật sư và tòa án. Hiện nay, nhiều công ty đang thử nghiệm sáng kiến hợp đồng thông minh – một ứng dụng của công nghệ blockchain – để giảm thiểu thủ tục. Cụ thể, hệ thống sẽ là nơi tiếp tiếp nhận chìa khóa an toàn của người cho thuê nhà và tiền của người đi thuê nhà. Nếu thời hạn giao nhận chìa khóa và tiền không trùng khớp thì hợp đồng sẽ không được thực thi. Hiện nay, các luật sư có thể chưa lo lắng vì hợp đồng thông minh vẫn còn là một khái niệm mới lạ, nhưng điều này có thể thay đổi sớm, đặc biệt là khi các tiểu bang như Arizona thông qua luật xác nhận hợp đồng thông minh là hợp lệ.

Hội chứng FOMO và lý do tại sao bitcoin vẫn có thể tiếp tục tăng giá

Bài viết mới