Loạt sai phạm của CII tại các dự án BOT nghìn tỷ

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện 6 dự án BOT, BT tại Tp.HCM. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại 2 dự án là Xa lộ Hà Nội và cầu Bình Triệu do CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (Mã CII – HOSE) làm chủ đầu tư.

Sai sót làm tăng vốn tại dự án Xa lộ Hà Nội

Tại dự án BOT Xa lộ Hà Nội, theo Thanh tra Chính phủ, việc chuyển nhượng quyền thu phí giao thông của dự án Xa lộ Hà Nội để trả ngân sách thành phố có nhiều sai sót.

Ngày 30/8/2002, thành phố chuyển quyền quản lý thu phí giao thông đường Điện Biên Phủ (xa lộ Hà Nội) từ Công ty Sản xuất Kinh doanh thương mại và Dịch vụ Thanh niên xung phong và quyền quản lý thu phí giao thông đường Hùng Vương nối dài (Kinh Dương Vương) từ Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tp.HCM cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM.

Đến ngày 24/5/2013, thành phố ra quyết định kết thúc thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và Hùng Vương nối dài. Đồng thời, duy trì trạm thu phí tuyến xa lộ Hà Nội để tổ chức thu phí hoàn vốn đầu tư dự án Xây dựng cầu Rạch Chiếc.

CII đã thu hồi hoàn vốn với số tiền là 151,1 tỷ đồng, số tiền chưa thu hồi hoàn vốn là 157 tỷ đồng đã được ngân sách thành phố hoàn trả.

Thanh tra Chính phủ cho hay, sai sót thứ nhất là theo biên bản thanh lý hợp đồng giữa Sở Tài chính và Công ty, trong tổng số 157,01 tỷ đồng chưa hoàn vốn thì hơn 8,4 tỷ đồng phát sinh ngoài khoản đã được phê duyệt. Trong số hơn 8,4 tỷ đồng này có gần 3,9 tỷ đồng là tiền thuê trạm Kinh Dương Vương (bao gồm cả lãi phát sinh) đã nằm trong chi phí quản lý trước đó trị giá gần 3,3 tỷ đồng được quyết toán là chưa đúng quy định của hợp đồng.

Theo quy định tại hợp đồng giữa Sở Tài chính và Công ty, chi phí bảo dưỡng được khoán bằng 2% tổng doanh thu chưa trừ thuế VAT để sửa chữa thường xuyên và trùng tu một lần cho các tuyến Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh và Hùng Vương.

Thực tế chi phí trùng tu là 5,12 tỷ đồng nhưng lại được quyết toán là gần 18 tỷ đồng, chênh lệch tăng là 12,84 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra hàng loạt vấn đề trong việc chuyển nhượng quyền quản lý thu phí giao thông của dự án Xa lộ Hà Nội với giá trị 1.000 tỷ đồng cho CII để trả cho xây dựng cầu Rạch Chiếc.

Cầu Rạch Chiếc trên Xa lộ Hà Nội được Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Bộ Giao thông Vận tải) quản lý xây dựng theo mô hình quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng, tổng mức đầu đầu tư 1.010 tỷ đồng, khởi công tháng 9/2009 và hoàn thành tháng 7/2012.

Thanh tra Chính phủ kết luận, dự án đã được Sở Tài chính Tp.HCM phê duyệt quyết toán ngày 8/9/2015, giá trị phê duyệt quyết toán là gần 824,84 tỷ đồng. Sở Xây dựng Tp.HCM đã ban hàng quy định về điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công không đúng quy định về hệ thống thang bảng lương, phụ cấp trong các công ty nhà nước, dẫn đến chi phí nhân công trong quyết toán tăng sai gần 3,2 tỷ đồng.

Về chi phí duy tu, bảo dưỡng, theo hợp đồng khoản giá trị bảo dưỡng hơn 10 tỷ đồng CII phải trả cho Khu quản lý giao thông đô thị số 2 để thực hiện duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra tuy nhiên công ty này vẫn chưa trả.

Liên quan đến trách nhiệm của UBND Tp.HCM, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, thành phố đã không thực hiện xây dựng và công bố danh mục các dự án BOT, đồng thời chỉ định nhà đầu tư CII mà không đấu thầu rộng rãi…

Hàng loạt vấn đề nổi cộm tại cầu Bình Triệu II

Sai phạm về không công bố danh mục đầu tư, chỉ định CII làm nhà đầu tư cũng được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tại dự án xây dựng cầu Bình Triệu II.

Dự án cầu Bình Triệu II do CII làm nhà đầu tư theo hình thức BOT, doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường Bình Triệu.

Dự án gồm 7 tiểu dự án với tổng mức đầu tư 1.717 tỷ đồng. Trong đó, tiểu dự án 1 là nâng cấp mở rộng quốc lộ 13, đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu, quận Thủ Đức; tiểu dự án 2 là hoàn trả chi phí đầu tư toàn bộ các hạng mục Cienco 5 đã triển khai thực hiện trước đây (xây dựng mới Cầu Bình Triệu II, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh bến xe miền Đông); tiểu dự án 3 là sửa chữa, nâng cấp cầu Bình Triệu cũ.

Tiểu dự án 4 là mở rộng đường Nguyễn Xí (từ cầu Đô đến nút giao thông ngã năm đài Liệt sĩ và xây dựng nút giao thông ngã năm đài Liệt sĩ, quận Bình Thạnh); tiểu dự án 5 nâng cấp, mở rộng đường Ung Văn Khiêm đoạn từ ngã năm đài Liệt sĩ đến Tân Cảng, quận Bình Thạnh; tiểu dự án 6 là bồi thường, giải phóng mặt bằng tại quận thủ Đức (để thực hiện tiểu dự án 1); tiểu dự án 7 là bồi thường, giải phóng mặt bằng tại quận Bình Thạnh (để thực hiện tiểu dự án 4, 5).

Hiện nay, do công tác giải phóng mặt bằng chậm, CII đã hoàn thành việc đầu tư phần 1, giai đoạn 2 của dự án với tổng chi phí đầu tư 224 tỷ đồng (tiểu dự án 2 là 130 tỷ đồng, tiểu dự án 3 là 89 tỷ đồng và chi cho xây dựng nửa trạm thu phí là 5 tỷ đồng) và tổ chức thu phí hoàn vốn đến 6/7/2015 tạm ngừng thu phí.

Kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, về phương án tài chính hoàn vốn, ngày 6/7/2015 nhà đầu tư có văn bản đề nghị UBND Tp.HCM tạm dừng không thu phí và được UBND thành phố chấp nhận vào ngày 15/7/2015.

“Tính đến thời điểm dừng thu phí ngày 6/7/2015, nhà đầu tư đã thu vượt phương án tài chính được lập nhưng chưa được cơ quan nhà nước phê duyệt là hơn 13,7 tỷ đồng. Đồng thời, trong phương án tài chính do nhà đầu tư lập đã đưa khoản ứng vốn cho thành phố không thuộc hợp đồng là hơn 49 tỷ đồng”, báo cáo thanh tra nêu rõ.

CII phát hành khủng 140 triệu CP để tránh “rớt” khỏi VN30 và thỏa “cơn khát” vốn

Bài viết mới