Người thành niên này năm 24 tuổi đã gây dựng công ty phần mềm đã gây dựng Công ty phần mềm TopTier, được người khổng lồ phần mềm toàn cầu SAP mua lại vào năm 2001 với giá 400 triệu đô-la, nhờ đó anh trở thành nhân vật quan trọng thứ hai của tập đoàn này. Anh rời SAP để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mà thậm chí rất ít người dám đặt ra: Làm sao để lái xe đi khắp đất nước mà không cần đến dầu mỏ?
Anh thành lập Better Place vào năm 2007, rồi ký thỏa thuận liên doanh với Renault và Nissan. Mục tiêu vô cùng táo bạo của họ là: Chế tạo ô tô chạy hoàn toàn bằng điện, nạp năng lượng bằng các tấm pin có thể tháo rời để thay thế. Người Israel đươc chào mua loại xe hơi nhãn hiệu Renault Fluence với các tấm pin điện giúp nó chạy được 100km. Các tấm pin này sẽ được thay thế tại một số trạm đặc biệt, tấm pin đã cạn sẽ nhanh chóng được tháo rời và tấm mới được lắp thay thế chỉ trong vòng vài phút.
Ngày 2 tháng Năm năm 2013, Better Place đã gửi hồ sơ thanh lý công ty lên tòa án Tel Aviv với lý do “kinh doanh không hiệu quả”. Theo một nghĩa nào đó, Better Place đã thất bại. Chỉ có 900 người Israel mua những chiếc xe của họ. Chàng thanh niên này là Shai Agassi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Technion.
Nhưng theo một nghĩa khác, sự đánh cược hoang đường của Agassi vào một phương thức giúp Israel và thế giới từ bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ đã chứng minh một nguyên tắc khởi nghiệp tối thượng, “sớm thất bại để chóng thành công”. Một ngày nào đó các động cơ đốt trong sẽ được thay thế bằng xe điện, với các tấm pin được nạp bằng năng lượng điện sạch vào những thời điểm có nhu cầu sử dụng điện thấp. Agassi có thể sẽ được nhớ tới không chỉ bởi thất bại cay đắng, mà còn bởi tầm nhìn vượt thời đại của anh.
Khuôn viên trường Technion.
Technion: Một phần nền tảng của Quốc gia khởi nghiệp Israel
“Ưu thế lớn nhất mà tôi có được từ những năm tháng học tập tại Technion là khả năng lựa chọn một chủ đề mới rồi nghiên cứu và phân tích nó một cách kỹ càng,” Agassi nói. “Tôi đã học được cách giải quyết vấn đề, cách tiếp cận điểm mấu chốt của giải pháp.”
Số lượng các công ty Israel niêm yết trên sàn chứng khoán công nghệ NASDAQ lớn hơn tổng số các công ty của Pháp, Đức và Anh cộng lại. Dan Yachin và Oren Raviv, các nhà phân tích của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế chuyên thu thập thông tin công nghệ toàn cầu cho biết: “Israel dẫn đầu thế giới về vốn đầu tư mạo hiểm trên đầu người và chỉ đứng sau Mỹ về số lượng các công ty khởi nghiệp.”
Làm thế nào một đất nước nhỏ bé với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp lại có thể trở thành trung tâm sức mạnh sáng tạo công nghệ toàn cầu?
Trong cuốn sách viết năm 2009 của mình có tên Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về sự thần kỳ kinh tế Israel, hai tác giả Dan Senor và Saul Singer đã trả lời câu hỏi trên bằng cách chỉ ra hệ tư tưởng Israel. Đó không chỉ là câu chuyện về tài năng mà còn là câu chuyện về lòng kiên trì, tinh thần liên tục đặt vấn đề của các nhà cầm quyền, sự thẳng thắn đến cương nghị của mỗi công dân, kết hợp với một thái độ trước thất bại mà ta chỉ có thể gặp ở Israel, cộng thêm tinh thần đồng đội, sự tận tâm vì nhiệm vụ, thái độ trước rủi ro và sức sáng tạo từ sự kết hợp tri thức đa lĩnh vực.
Senor và Singer cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng đằng sau sự bùng nổ công nghệ tại Israel, từ các đơn vị kỹ thuật lành nghề trong quân đội đến phong trào nhập cư của các kỹ sư và nhà khoa học máy tính Xô Viết trong những năm 1990.
Tất cả những điều trên đều rất chính xác. Nhưng còn một lý do cơ bản nữa giải thích cho số lượng dồi dào các công ty khởi nghiệp ở Israel – đó chính là Technion.
Với tư cách là trường kỹ thuật đầu tiên và danh tiếng nhất Israel, Technion đã đóng vai trò then chốt trong sự bùng nổ các doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây. Các giảng viên Technion chính là tác giả của những nghiên cứu cơ bản đã tạo nền tảng cho sự nảy nở của các công ty khởi nghiệp công nghệ trong vòng hai thập kỷ qua, không chỉ ở Israel mà còn trên toàn thế giới.
Ví dụ, thuật toán do các Giáo sư Abraham Lepel và Jacob Ziv xây dựng trong những năm 1970 đã trở thành phương pháp nén dữ liệu trên máy vi tính đầu tiên và được phổ biến rộng rãi nhất – mở đường cho khả năng gửi các dữ liệu dung lượng lớn qua Internet. Không có nghiên cứu của họ, có thể chúng ta sẽ không có các thiết bị kết nối dịch vụ Internet hiệu quả, không có các tệp dữ liệu dạng hình ảnh như GIF hay PDF, và thậm chí cũng không có cả Internet nữa. “Nếu có một giải Nobel dành cho các thành tựu trong lĩnh vực thông tin thì chắc chắn nó sẽ thuộc về Lempel-Ziv,” Amos Horev, cựu Chủ tịch Technion nói.
Technion cũng hỗ trợ về mặt hậu cần cho các công ty khởi nghiệp thông qua Dimotech, một công ty do Technion sở hữu 100% giúp kết nối các nghiên cứu khả thi về mặt thương mại với các nhà đầu tư, và còn thông qua cả vườn ươm doanh nghiệp Technion Seed. Nhưng cho đến nay, đóng góp lớn nhất của Technion cho sức sáng tạo Israel chính là nguồn nhân lực do nó đào tạo – các chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao, thành phần quan trọng nhất của một nền kinh tế thành công nhờ tri thức và chất xám.
Wix, Protalix, Radcom, Elbit, EZChip, Nice chỉ là một số ít tên tuổi trong tổng số 42 công ty niêm yết trên sàn NASDAQ được sáng lập hoặc đang được điều hành bởi các cựu học viên Technion (xem phần Phụ lục). Trên thực tế, 58% các công ty Israel trên sàn NASDAQ tại thời điểm tháng 3 năm 2015, có các cựu học viên Technion là các nhà sáng lập hoặc quản lý cấp cao.
Khi tiến hành khảo sát về các cựu học viên Technion, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gần 3/4 các học viên tốt nghiệp Technion làm việc trong ngành công nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao. Khả năng các cựu học viên Technion sẽ làm việc trong mảng nghiên cứu và phát triển cũng cao gấp 13 lần so với một người Israel bình thường.
17% các học viên tốt nghiệp Technion hiện đang làm việc trong các công ty khởi nghiệp công nghệ cao – gấp ba lần tỷ lệ trung bình của Israel. Con số đó thậm chí còn cao hơn, lên tới 20%, nếu chỉ tính những học viên tốt nghiệp trong vòng 20 năm gần đây.
* Nội dung bài viết tham khảo cuốn sách Chủng tộc Technion.