Vào mỗi chủ nhật, Feisal Alihbai và 2 con trai thường có một buổi trò chuyện sau bữa tối. “Chúng tôi ngồi cùng nhau và lên thực đơn cho các bữa ăn mỗi ngày từ thứ 2 đến chủ nhật: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối… Điều đó giúp các con tôi học được bài học chủ động và có các nhìn tổng quát về sự cân bằng đối với những thứ chúng ăn. Khi 7 tuổi và 9 tuổi, con trai tôi cần học được cách kiểm soát các bữa ăn của mình. Không bao giờ là quá muộn để bảo vệ sức khỏe của bạn và những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, bao gồm các thực phẩm và cách chúng ta ăn chúng. Tôi muốn bạn học hỏi vài thứ từ những kẻ ngốc, như tôi. Từ đó, bạn có sự lựa chọn tốt hơn mà tốn ít chi phí hơn”, Feisal chia sẻ kinh nghiệm.
Doanh nhân Feisal Alihbai từng vật lộn để chiến thắng bệnh ưng ở tuổi 35.
Thực tế, Feisal đã tốt nghiệp trường Wharton, Đại học Pennyslvania. Anh đứng đầu một công tỷ triệu đô với hơn 10.000 nhân công ở 15 quốc gia trên thế giới. Anh chuyển tới Hong Kong từ năm 1992 để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Bệnh tật đã khiến định hướng cuộc đời anh thay đổi hoàn toàn.
Thời gian ở bệnh viện để điều trị bệnh đã khiến Alibhai nhận thức được rằng, cho dù bạn khỏe mạnh hay được giáo dục tốt đến đâu, không ai có thể tránh hoàn toàn được khỏi bệnh tật, quản trị và cải thiện được sức khỏe của bản thân. Anh đã thành lập Qineticare tại Hong Kong năm 2013 để tạo ra một cộng đồng như vậy. Các dịch vụ đặc thù của Qineticare củng cố lịch sử y tế của gia đình khách hàng và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của họ để hiểu được khuynh hướng sức khỏe của họ đối với bệnh tật và xây dựng đội ngũ nhân viên y tế để họ có thể gọi bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào.
Mặc dù vậy, thuốc thang chỉ là một phần. Sau khi thoát khỏi căn bệnh ung thư tử thần, Alibhai muốn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là đối với bản thân anh. “Tôi đã kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm. Tôi luyện tập thể thao mỗi ngày và hiếm khi ăn ở ngoài. Tôi không uống rượu, không hút thuốc, không dùng trà hay cà phê và cũng chẳng có thú vui trụy lạc nào. Các bác sĩ cho tôi biết về khái niệm mất cân bằng. Và từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu về thiền, yoga…”, Alibhai kể lại.
“Bạn phải hiểu được bạn ăn gì? Bạn đi lại như thế nào? Bạn ngủ ra sao? Cách bạn suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống?”. Tìm được sự cân bằng đúng đắn, bạn có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Bí quyết sống khỏe, sống vui của Alibhai
Về ăn uống: Bạn cần biết cảm giác của mình trước các bữa ăn. Khi kết thúc bữa ăn, bạn không nên có cảm giác quá no và nặng nề. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình trạng đói ngấu.
Chế độ ăn uống của bạn có thực sự cân bằng? Hãy tưởng tượng những tác động của sự mất cân bằng ấy đối với cách bạn đưa ra quyết định. Bạn nên ăn những thực phẩm thực sự có tác động tốt tới sức khỏe.
Hãy ăn đúng bữa mỗi ngày để cơ thể không rơi vào “chế độ chờ” quá nhiều.
Thực đơn của Alibhai: Bữa sáng với sinh tố rau chân vịt, cải xoăn hoặc dưa chuột, một quả bơ, chanh, một chút muối và vài lá húng quế. Một chút thức ăn nhẹ gồm 10 hạt hạnh nhân và 10 hạt óc chó giữa bữa trưa và bữa sáng. Bữa trưa anh thường ăn salad rau diếp, hạt khô, các loại rau, trái cây và nước sốt. Bữa xế chiều là một thanh sô cô la 85% ca cao và 10% đường. Bữa tối Alibhai thường ăn chay với cơm gạo lứt, mỳ hoặc hạt quinoa.
Về hoạt động thể chất: Bạn cần có chế độ luyện tập đều đặn ít nhất 5 lần một tuần. Một khi đã lên kế hoạch, hãy thực hiện nó nghiêm túc. Alibhai thường luyện tập vào buổi sáng bằng cách đi bộ, tập yoga, tập thở hoặc luyện tập cường độ cao mỗi ngày.
Chế độ ngủ: Bạn nên ngủ khoảng 7,5 giờ mõi ngày. Tác động của chế độ dinh dưỡng và luyện tập của bạn sẽ được phát huy tối đa trong thời gian ngủ này. Thiết lập một chế độ ngủ đúng giờ, ổn định, thức dậy đúng giờ để tạo thói quen cho cơ thể.
Thiền định là một phương pháp lấy lại cân bằng cuộc sống hữu hiệu.
Về suy nghĩ: Hãy rèn luyện cho tâm trí của mình bằng cách tập hít thở và thiền định. Alibhai bắt đầu ngày mới bằng cách tập thiền và kết thúc cũng bằng cách tập thiền.
Về cảm xúc: Bạn có luôn tỏ ra tích cực? Cảm xúc xuyên suốt mỗi ngày của bạn là gì? Quan trọng hơn, bạn có cảm giác kết nối với mọi người? Khoa học đã chứng minh rằng, sự cô đơn khiến cơ thể chúng ta luôn ở tình trạng căng thẳng và rút ngắn tuổi thọ. Chúng ta có hàng chục đồng nghiệp, nhưng hầu hết chỉ chăm chăm nhìn màn hình máy tính mà ít có sự kết nối thực sự.
Với Alibhai, tuy làm việc với rất nhiều người nhưng anh hầu như không giao tiếp, chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với bất kỳ ai. “Tôi thường đơn độc. Bạn không trò chuyện với ai, bạn đơn độc. Cảm giác không kết nối khiến bạn bị tổn thương”. Thiền định giúp Alibhai luôn “có mặt” thực sự.