Tía tô có tên khoa học là Perrilla frutescens thuộc họ cây bạc hà và thường được trồng chủ yếu ở Đông Á.
Loại cây này được trồng và sử dụng lâu đời trong nền y học truyền thống Trung Quốc. Ngày nay, từ dầu hạt tía tô cho đến, lá và các bộ phận khác của thảo dược này đều được tận dụng cho nhiều mục đích y tế khác nhau.
Cũng giống như bất kỳ loại thảo dược nào khác, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
1. Lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chiết xuất lá tía tô và tinh dầu hạt có chứa nhiều loại flavone khác nhau. Flavone là các hợp chất thực vật có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do ảnh hưởng đến tế bào và DNA. Hoạt chất này cũng có khả năng giúp loại bỏ các kim loại nặng khỏi cơ thể.
Theo trang tin chuyên về Dược liệu Drugs.com, dầu hạt và lá cây tía tô còn có đặc tính chống khối u. Ngoài ra, hạt cây tía tô còn có tính chất giảm cholesterol và chống viêm.
2. Được Y học cổ truyền TQ sử dụng lâu đời
Y học cổ truyền Trung Quốc dùng hạt và lá tía tô để kích thích tuyến mồ hôi nhằm chữa trị chứng buồn nôn, dị ứng, say nắng, co cơ và viêm đa khớp miệng.
(Hạt tía tô)
Ngoài ra, trang tin Dược liệu Drugs.com cũng nhận định rằng lá tía tô có thể được dùng để chống ngộ độc thực phẩm. Tinh dầu hạt tía tô có thể dùng để ngăn ngừa những tác động của lão hóa. Dù các tác dụng nói trên chỉ dựa vào tin đồn chứ chưa có bằng chứng khoa học xác đáng.
Hạt tía tô có chứa hàm lượng cao axit béo omega-3, hoặc ALA. Do hàm lượng cao ALA có trong dầu hạt tía tô nên loại dầu này được cho là có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm mức triglyceride.
3. Tăng cường chức năng phổi , hỗ trợ phòng ngừa bệnh hen
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy ALA cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm, giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.
ALA cũng có thể giúp điều trị các chứng viêm ruột như bệnh Crohn.
Dầu hạt tía tô được cho là có thể làm tăng chức năng phổi và hiệu quả tích cực đối với những người bị bệnh hen.
Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí quốc tế Archives of Allergy and Immunology tháng 6/2000 đã thử nghiệm tác dụng của dầu hạt tía tô đối với những người mắc bệnh suyễn.
Vào thời điểm cuối cùng của tuần thứ 4, những bệnh nhân được dùng dầu này đã tăng đáng kể chức năng phổi và khả năng lưu thông không khí qua phổi.
Tía tô là vị thuốc xông rất tốt ở Việt Nam
Tại Việt Nam, lá tía tô thường được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn và làm rau sống. Theo Đông y, tía tô có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa, tốt cho phế quản, phổi. Phổi tốt sẽ giúp cho thần sắc tươi tắn, da hồng hào.
Theo Bác sĩ Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết, trong dân gian cũng như trong y học cổ truyền người dân thường dùng tía tô để chữa bệnh. Tất cả các bộ phận của cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc.
Đặc biêt, trong nồi xông của dân gian, lá tía tô là một trong những nguyên liệu chủ lực cùng với các loại lá có tinh dầu khác dùng để chữa cảm, phong hàn, đau mình, ớn lạnh, sốt.
Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng chữa một số bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, ho, suyễn…
*Theo Livestrong