Ngoài Sabeco và Vinamik, còn thương vụ bán vốn nào thành công lớn của doanh nghiệp Nhà nước?

Năm 2017, Chính phủ chào bán cổ phần nhiều DNNN. Trong những ngày cuối cùng của năm và những tháng đầu tiên năm 2018, vẫn còn nhiều DNNN sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Ngày 25/12, Tổng công ty Sông Đà thực hiện IPO tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Khi đó, chỉ có 790.000 cổ phần được bán ra với giá đấu bình quân là 11.159 VNĐ. Lượng cổ phần bán ra chỉ chiếm 0,35% trong tổng số cổ phần chào bán, mang về 8,8 tỷ đồng (388.000 USD) cho Nhà nước. Phiên đấu giá thu hút hơn 200 nhà đầu tư cá nhân, nhưng không có nhà đầu tư tổ chức nào tham gia.

Thương vụ IPO của Tổng công ty Sông Đà chính là ví dụ mới nhất cho nửa cuối năm 2017 với những phiên đấu giá không thành công như mong đợi. Bên cạnh Tổng công ty Sông Đà, Becamex cũng chỉ bán được 6% số cổ phần chào bán, Tổng công ty Xây dựng và Xuất-Nhập Khẩu Việt Nam bán được 5,5% cổ phần chào bán.

Trước đó, những phiên đấu giá vào quý III/2017 của công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang hay công ty Thương mại Cà Mau còn không bán được bất cứ cổ phiếu nào.

Trước tình hình đó, Chính phủ ban hành quy định mới về IPO các DNNN vào tháng 11 (126/2017/NĐ-CP) và sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2018. Những thay đổi bao gồm cho phép sử dụng phương pháp dựng sổ (book building), nới lỏng các giới hạn với nhà đầu tư chiến lược và thắt chặt quy trình định giá. Quy định mới về phương pháp dựng sổ, bảo lãnh và phát hành riêng lẻ cần sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Mục đích của những thay đổi này là tăng tính minh bạch, công bằng và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam có lý do để lạc quan nhưng trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm.

Thông tin mới nhất cho biết kế hoạch cổ phần hóa 40 DNNN đã được thông qua trong năm 2017, gần đạt mục tiêu cổ phần hóa 45 DNNN năm nay. Tuy nhiên, nhiều kế hoạch vẫn chỉ nằm trên giấy tờ.

Thống kê cho thấy số lượng DNNN đã giảm từ 1.500 doanh nghiệp vào năm 2010 xuống 683 doanh nghiệp trong năm 2016. Chính phủ đặt mục tiêu cắt giảm con số này xuống khoảng 120 doanh nghiệp vào năm 2020, nhưng quy trình này vẫn còn chậm.

Quy định mới cung cấp những hướng dẫn cụ thể về việc tính toán giá trị DNNN như tài sản vô hình, bao gồm tên thương hiệu và giá trị phát triển tiềm năng, cũng được định giá.

Chính phủ công bố những lĩnh vực cụ thể sẽ được thoái vốn trong vòng 3 năm tới, điều này mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Khu vực duy nhất mà Nhà nước sẽ giữ 100% cổ phần là an ninh, quốc phòng, phân phối điện năng, đường sắt, bưu điện, xổ số và điều khiển giao thông đường không.

Các nhà phân tích chỉ ra một số yếu tố khiến nhà đầu tư chưa sẵn sàng mua cổ phần DNNN. Đó là lượng cổ phần bán ra ít, thiếu công bố thông tin, tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp, quản trị kém và tình trạng thiên vị nhà đầu tư trong nước hơn nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy họ bị đối xử khác các nhà đầu tư trong nước trong giao dịch. Đó là điều ông Jeffrey Y.Matsumoto, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư và thị trường chứng khoán khu vực châu Á, trừ Nhật Bản, tại Daiwa Capital Markets nói với Nikkei. Tuy nhiên, các đánh giá này có thể sẽ khác đi sau kết quả chào bán cổ phần Sabeco với trị giá gần 5 tỷ USD được hoàn tất.

Trong khi mục tiêu năm 2017 gần như sẽ không hoàn thành, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết nỗ lực của Chính phủ sẽ nền tảng cho đầu tư và động lực cho thị trường trong những năm tới.

Theo ông Dũng, các quy định mới mang lại sự minh bạch, bình đẳng và sự bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư. Các quy định buộc các DNNN phài công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư, ông nói thêm.

Theo nghiên cứu độc lập của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, quy trình mới chính là chất xúc tác cho những đợt IPO theo của các DNNN trong năm 2018 – 2019. Một số tập đoàn Nhà nước quy mô lớn sẽ tăng tốc quá trình IPO để phù hợp với kế hoạch đã duyệt.

TS. Nguyễn Đình Cung: “Cổ phần hóa bây giờ bán đắt thì nhà đầu tư không mua, bán rẻ lại bảo là mất mát tài sản nhà nước”

Bài viết mới