Câu chuyện về bát phở 30 nghìn và bí mật lớn nhất trong sự nghiệp của tỷ phú giàu số 1 Hong Kong Lý Gia Thành

Tuần trước, một người đàn ông nghèo vào quán ăn ven đường một bát phở rồi phát hiện ra đã bỏ quên ví và trong người ông không có tiền để trả cho bữa ăn vừa xong. Bối rối và xấu hổ, anh ngại ngùng nói với cô chủ quán:

– Tôi, tôi quên mất ví ở nhà và không đủ tiền để trả cho cô. Nhưng nhà tôi cách đây không xa lắm, tôi sẽ để lại chiếc xe này và về nhà để lấy tiền trả cho cô nhé. Cô thông cảm…

– Không sao. Anh cứ về đi. Ngày mai tiện đường thì quay lại trả cho tôi cũng được. Không phải ngại đâu.

Mặc dù rất bối rối, nhưng sau một hồi nói chuyện qua lại, người đàn ông nọ ra về với chiếc xe của mình. Lúc bây giờ tôi mới hỏi cô chủ quán:

– Chắc anh ta không phải khách quen của quán, nếu như anh ta không quay lại thì sao? Đâu có điều gì đảm bảo anh ta sẽ nhớ để trả tiền bát phở cho cô.

– Thì coi như tôi mời anh ta một bát phở. Anh ta chẳng thể giàu hơn nếu như có số tiền đó, tôi cũng chẳng nghèo đi nếu anh ta không trả tiền. Người với người, coi như qua đường đãi nhau một bữa ăn.

Yên tâm với câu trả lời vô tư của chị chủ quán hồn hậu, tôi nán lại xử lý nốt bữa ăn của mình. Một lát sau, người đàn ông kia quay lại quán, lịch sự gửi số tiền của bát phở kèm một lời cảm ơn. Tôi thấy lòng mình nhẹ bẫng, người với người vẫn có thể tin nhau.

Nói về chuyện lòng tin, đó cũng là bí quyết của tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành trên con đường lập nghiệp. Mồ côi cha, năm 14 tuổi, Lý Gia Thành đã phải bỏ dở sự nghiệp học chữ, cậu học làm thợ sửa đồng hồ, sau đó xin vô làm công nhân một xí nghiệp sản xuất đồ nhựa. Năm 20 tuổi, Lý Gia Thành nhận vị trí giám đốc xí nghiệp này. Năm 22 tuổi, ông tự lập nên một xí nghiệp nhựa của riêng mình. 8 năm sau, công ty của ông đã phát triển thành một tập đoàn, với mọi ngành nghề như bất động sản, xây dựng, hóa dầu, vận tải tàu biển, cổ phần lớn trong các hãng hàng không, các trung tâm dịch vụ giải trí trường học ở Hong Kong và toàn thế giới.

Từ một cậu bé sửa đồng hồ trở thành một tỷ phú đô la vào năm 30 tuổi, ông Lý chỉ có một bí mật duy nhất là “lòng tin”. Trọn đời ông sống với chân lý đó. Không chỉ lo làm giàu bí hiểm như nhiều tỷ phú châu Á khác, ông Lý rất hay chia sẻ, có thể là cái ông nghĩ ra, cũng có thể là các bài học ông thu lượm từ người khác, từ sách khác, được diễn giải theo lối tư duy của ông. Sau đây là một ví dụ về việc ông diễn giải lòng tin và tiền bạc, triết lý này của Nho giáo được ông diễn giải rất dễ hiểu như sau:

1. Điều khó nhất trong đời người chính là đi vay mượn tiền. Người có thể cho bạn mượn tiền, nhất định là quý nhân của bạn. Không những cho bạn vay mượn tiền, mà còn không cần đặt ra điều kiện gì cho bạn thì chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân. Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định phải một đời trân trọng.

Người cho bạn vay tiền, không phải là người ta thừa của không biết làm gì, mà là muốn giúp bạn một tay. Thứ người ta cho bạn vay mượn không phải là tiền, mà là lòng tin, sự khích lệ, sự tin tưởng vào năng lực của bạn, là đánh cược vào ”bạn của ngày mai”.

Thất tín, đánh mất lòng tin chính là sự phá sản lớn nhất của đời người! Thất tín rồi, khỏi làm chi nữa cho mất công nhọc sức.

2. Người cho vay không đòi. Người vay chủ động thanh toán tiền, trả nợ, không phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi trọng chữ “lòng tin” để làm ăn lâu dài.

Người biết bỏ qua lợi ích cá nhân, làm lợi cho tập thể hay cho người khác, không phải do người ta đần độn, mà là do hiểu được thế nào là phần trăm trong cái bánh lớn. Tức dù chỉ có sở hữu 0.001% của công ty cổ phần Microsoft thì cũng lớn hơn công ty TNHH Cá Nhân vốn của mình, nên họ sẵn sàng mời cổ đông góp vốn, sẵn sàng sống chết làm để cái bánh lợi ích chung thật to.

Người mà khi làm việc chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm của bản thân là gì.

Người tự xin lỗi sau khi cãi nhau, không phải do người ta sai, mà người ta coi trọng quan hệ với bạn hơn là chuyện đúng/sai kia.

Có những kẻ tự cho mình tài giỏi khôn lanh hơn người, đến mức diện mạo cũng hiện lên sự xảo trá. Loại người này, sớm muộn cũng biến mất, mình không cần phải “unfriend” (xóa bạn).

Nếu hai người bất kỳ gặp nhau trong kiếp này gọi là duyên phận, người với người sống chung/làm chung được với nhau đều dựa vào chân thành và tín nghĩa.

May mắn có vai trò rất to lớn trong cuộc đời mỗi người. Nhưng đó không phải điều ngẫu nhiên mà là sản phẩm của trí tuệ.

Một người luôn nôn nóng, sốt sắng muốn có ngay kết quả trước một công cuộc làm ăn thì thường chỉ đi được một nửa đoạn đường.

Bạn trở thành người như thế nào đều do chính sự sâu sắc trong suy nghĩ của bản thân mà ra.

Bạn thành công hay thất bại, mọi nguyên do chỉ có chính bạn mới hiểu thấu được.

Câu chuyện “Cụ già và các con” và bài học “Đồng lòng mạnh thế con ơi!”

Bài viết mới