Kinh nghiệm và kiến thức không phải là hai yếu tố quyết định đến thành công tại nơi làm việc. Nhà kinh tế Harvard David Deming đã nghiên cứu về chốn công sở từ năm 1980 cho đến ngày nay và nhận thấy rằng những người coi trọng kỹ năng xã hội đã tăng 24%, trong khi các nhiệm vụ đòi hỏi bí quyết kỹ thuật và trí thông minh ít có sự tăng trưởng. Deming cũng nhận thấy rằng mức lương tăng lên nhiều hơn đối với các công việc đòi hỏi các kỹ năng xã hội. Với sự đề cao các kĩ năng xã hội trong công việc, những người thiếu chúng đều trở nên lạc lõng và thua thiệt.
Các kĩ năng xã hội và ý thức cá nhân là những vấn đề thuộc cảm xúc (EQ). Nghiên cứu của TalentSmart với hơn một triệu người đã cho thấy trí thông minh tình cảm giữ vai trò cho 58% hiệu suất công việc. Những người thiếu trí tuệ cảm xúc đang có một bất lợi đáng kể.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng, bạn không phải là một kẻ thiếu ý thức hay kém các kĩ năng xã hội ở chốn làm việc để có thể thành công. Dưới đây là 6 kiểu người không bao giờ có thể thành công trong sự nghiệp:
Người nhút nhát
Sợ hãi là một động lực có sức mạnh cực lớn. Điều này giải thích vì sao các ứng cử viên tổng thống thường gieo rắc vào mọi người ý tưởng rằng đối thủ của họ sẽ “phá hoại nền kinh tế” và các quảng cáo thì vẫn cảnh báo rằng “hút thuốc lá sẽ giết chế bạn”. Tại nơi làm việc, mọi người vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng những hành vi không hợp lí và gây tổn hại cho người khác. Họ sợ hãi và nhanh chóng đổ lỗi cho người khác để che giấu cho lỗi lầm bản thân và không dám đứng dậy đấu tranh bảo vệ cho những điều đúng đắn.
Người kiêu ngạo
Những người kiêu ngạo là người lãng phí thời gian của bạn bởi họ nhìn thấy mọi thứ bạn làm là một thách thức cá nhân. Người kiêu ngạo là người tự tin giả tạo, nó là mặt nạ hoàn hảo của trạng thái thiếu tự tin. Một nhà nghiên cứu ở đại học Akron nhận thấy rằng, tính kiêu ngạo liên quan đến một loạt các vấn đề ở nơi làm việc. Người kiêu ngạo thường có xu hướng ít hài lòng, hay gắt gỏng với mọi thứ, và có nhiều lỗ hổng kiến thức hơn là người bình thường.
Người dễ thay đổi
Nhiều người thường đổ lỗi sự thất bại của họ cho sự thiếu cơ hội. Trong khi đó, một cơ hội may mắn chỉ là một cơn gió nhỏ thổi vào cánh buồm của người thành công, mà quan trọng là bởi họ làm việc chăm chỉ. Những người dễ thay đổi cần ý thức được rằng, thứ khiến họ dễ thay đổi là thái độ chứ không phải là sự đổi thay của hoàn cảnh.
Người nóng tính
Một số người hoàn toàn không thể kiểm soát được cảm xúc của họ. Họ buông những lời xúc phạm bạn và áp đặt mọi cảm xúc tiêu cực lên bạn. Trong khi mọi người xung quanh lại nghĩ rằng bạn đã gây ra một sai lầm hay sự khó chịu cho người kia. Những người dễ bị kích động, thiếu tự chủ sẽ dễ gây tổn thương đến các mối quan hệ của họ. Và hãy cẩn thận với những người dễ nóng nảy, khi bị dồn đến chân tường, họ sẽ trút hết bực dọc lên người khác.
Người cả tin
Bạn sẽ thấy tiếc cho kiểu người dễ thương này. Dù bất kì lí do nào, những người cả tin này đi theo dòng chảy, đến khi dòng sông hiền hòa trở thành một đại dương hỗn loạn. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách thương lượng mức lương của bạn, bạn có thể nói không, và bạn có thể hỏi bất kì câu hỏi nào để mở mang tầm hiểu biết. Bạn sẽ được mọi người tôn trọng hơn nếu biết đứng lên bảo vệ quyền lợi cho chính mình đúng thời điểm.
Người thường xuyên nói lời xin lỗi
Có kiểu người thường xuyên nói câu xin lỗi. Đó là những người thiếu tự tin. Họ sợ thất bại, và tin rằng những câu xin lỗi là sự an toàn để làm vừa lòng mọi người. Điều này khiến họ mất đi giá trị của những ý tưởng và làm cho họ ít được trọng dụng. Một điều quan trọng nữa là giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể cũng phản ánh tầm quan trọng của ý tưởng bạn có. Nếu bạn trình bày ý tưởng với nhiều câu hỏi, thì đó cũng tệ hại tương đương như một lời xin lỗi. Nếu bạn tin một điều gì đó là đúng và cần được chia sẻ, thì hãy hiểu nó và chia sẻ điều đó một cách tự tin.