Chuyên gia khuyến cáo: Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần vào viện khám ngay

Loài muỗi truyền sốt xuất huyết là muỗi “siêu đẻ”

PGS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, nhiều người dân có quan điểm sai lầm cho rằng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ sinh sản và gây bệnh sốt xuất huyết ở môi trường ao tù, nước đọng.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, hay còn gọi là muỗi “nhà vua” hoặc muỗi vằn bởi khả năng sinh sản cao và có tập tính đẻ ở nơi nước trong. Loại muỗi “siêu đẻ” này trung bình một vòng đời sống được 1- 2 tháng, cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần.

Như vậy, trung bình một con muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng từ 8 – 10 lần trong vòng đời. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng. Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao.

Muỗi gây sốt xuất huyết đẻ trứng rất nhanh

Muỗi gây sốt xuất huyết đẻ trứng rất nhanh

Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải, cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ. Chính vì thế muỗi phát triển đặc biệt nhiều ở các đô thị. Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch.

Các dụng cụ chứa nước ưa thích của chúng phải kể đến như lọ hoa để trên ban thờ, các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến (nếu không cho muối vào), chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa (nếu không thả cá để ăn bọ gậy) và đặc biệt các dụng cụ phế thải xung quang nhà có khả năng chứa nước mưa (vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại…).

Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) rồi hình thành muỗi.

Vì thế, muỗi thường sống trong nhà và xung quanh hộ gia đình. Ngoài ra, muỗi vằn hoàn toàn có thể xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi mà có các dụng cụ chứa nước mà muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.

Chính vì thế, theo các chuyên gia, nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi thông thường, không diệt lăng quăng, bọ gậy thì nguy cơ muỗi quay trở lại là rất lớn.

Hiện nay, Hà Nội đã thành lập các tổ xung kích phun thuốc diệt muỗi và có các đội đi diệt bọ gậy đến từng hộ gia đình, lật úp các dụng cụ chứa nước. Đồng thời, thành phố đã đưa vào các nhà trường hướng dẫn học sinh cách diệt muỗi, lăng quăng để tiêu diệt muỗi vằn.

Dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải vào viện ngay

Chiều 21/8, UBND thành phố hà Nội đã gửi tin nhắn tới người dân với nội dung thông báo “hiện nay dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đề nghị người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Tránh muỗi đốt

2. Chủ động thu gom phế thải.

3. Phối hợp với cơ quan y tế trong quá trình phun hoá chất diệt muỗi

4. Khi nghi bị sốt xuất huyết thì đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn khám và điều trị.

Ngay sau khi tin nhắn được gửi đi, nhiều người dân tỏ ra rất vui vì một cách hiểu và dễ nhớ, ngắn gọn.

Nhiều người bị sốt xuất huyết tới khám bệnh

Nhiều người bị sốt xuất huyết tới khám bệnh

Theo thống kê đến ngày 20/8/2017, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 18.301 trường hợp bị sốt xuất huyết con số này còn cao hơn cả ở TP.HCM.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội chủ yếu tập trung ở các quận nội thành cụ thể là 5 quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy…

Ông Long cho biết số người phải nhập viện sau khi đến khám ở Bệnh viện chỉ chiếm 10 %. Tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, trung bình có khoảng 50 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện 1 ngày, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, những bệnh nhân nặng, tử vong thường có tiền sử trên 1 bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

Đặc biệt, qua các xét nghiệm, có tới 44 % bệnh nhân tái nhiễm, với những bệnh nhân sốt xuất huyết tái nhiễm thì nguy cơ sốc, biến chứng nặng rất cao.

PGS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết năm nay, nhiều trường hợp SXH kèm theo men gan tăng cao, nhịp tim chậm lại có trường hợp 42 nhịp/phút, đây là dấu hiệu nặng phải theo dõi.

Bệnh viện phải để các vòng nhận diện tình trạng bệnh nhân, một số trường hợp có vòng nhận diện vòng đỏ là ca nặng theo dõi 30 phút /lần để có dấu hiệu cấp cứu khẩn.

Mặc dù tại các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân SXH nhưng các chuyên gia y tế vẫn khẳng định, khi có dấu hiệu sốt, nhức hai hốc mắt, sốt cao, đau nhức mình mẩy cần vào viện để làm các xét nghiệm khám ngay để bác sĩ tư vấn điều trị.

Nếu không có bệnh lý nền, bệnh nhân có thể về nhà điều trị, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên. Còn với người có bệnh lý đi kèm cần được theo dõi rất chặt chẽ.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Bài viết mới