“Giàu có đi làm từ thiện” – Nghề nghiệp đặc biệt của người Hồng Kông

“Socialite” là thuật ngữ thường được dùng tại các nước nói tiếng Anh, để nói về một người nào đó, người này thường được xã hội thừa nhận và biết đến là giàu có, thừa hưởng đặc quyền từ gia đình, xuất thân, có địa vị… Đặc biệt là họ thường tham dự các bữa tiệc, hoạt động từ thiện, gây quỹ, sự kiện quan trọng và thời trang. Sự nổi tiếng của họ chủ yếu là từ các hoạt động này.

Ở Hồng Kông những năm gần đây, “socialite” trở thành một xu hướng nghề nghiệp mà mọi người đều muốn viết vào trong tiểu sử của mình. Khởi đầu từ nữ giới, những người có mối quan hệ xã hội rộng, có ảnh hưởng truyền thông lớn thông qua những bữa tiệc cocktail, có tiếng nói trong cộng đồng.

Những người phụ nữ kiểm tra hoạt động của “socialite” mà mình theo dõi được cập nhật trên mạng xã hội để học hỏi.

Những người phụ nữ kiểm tra hoạt động của “socialite” mà mình theo dõi được cập nhật trên mạng xã hội để học hỏi.

Ban đầu họ là những người thuộc tầng lớp thượng lưu (từ đầu thế kỷ 19, rất nhiều người Hồng Kông nổi lên nhờ gia tài bạc tỉ, với những bữa tiệc xa hoa). Dần đến sau này, những gương mặt này lại xuất hiện trong những buổi quyên góp, đấu giá từ thiện, những chương trình “xã hội” để giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cần phải biết rằng, lượng người tham gia vào các hoạt động từ thiện công khai và có ảnh hưởng của Hồng Kông rất nhỏ, do đó không khó để họ có thể xây dựng hình tượng của bản thân.

Chính những người phụ nữ có cuộc sống xa hoa, hài lòng với cuộc hôn nhân êm ấm, rảnh rỗi việc làm đã nghĩ ra những tổ chức từ thiện để làm cho cuộc sống bớt nhàn tản và cảm thấy có giá trị. Đó là cách “socialite” trở thành “nghề nghiệp” của họ.

Trong khi đó, đàn ông Hồng Kông thì đổ xô đi tìm kiếm sự chú ý của ánh đèn sân khấu, đèn flash của camera và những trang mạng xã hội. Hay nói một cách khác là làm cách gì đó để nổi tiếng. Không ai có thể phủ nhận lợi ích thương mại thu được khi làm một “socialite”. Chỉ cần bạn là nhà tạo mẫu tóc “ruột” của ngôi sao nào đó thôi cũng đã có quyền làm một “socialite” khác biệt và đẳng cấp hơn hẳn so với những nhà tạo mẫu tóc khác. Những bài báo liên quan đến tài nghệ, đến sự cao cấp của salon bạn làm việc… sẽ giúp việc kinh doanh khấm khá hơn nhiều.

Càng ngày càng có nhiều người trẻ gia nhập vào đội ngũ “socialites” này. Họ vẫn giàu có, vẫn thường tham gia các bữa tiệc sang trọng nhưng có thể không làm nhiều từ thiện nữa. Đó là KOI – những người có ảnh hưởng quan trọng. Những cá nhân này cập nhật từng giờ từng phút cuộc sống của họ trên Facebook, Twitter và Instagram, và có rất nhiều “người theo dõi”. Nhất cử nhất động của KOI đều được các “followers” học hỏi, sao chép; từ việc uống coffee ở đâu, mua chiếc áo thun của hãng nào…

Chỉ sống, hưởng thụ sự giàu sang vốn có và cập nhật những gì mình thưởng thức lên mạng xã hội – đó liệu có phải một “nghề nghiệp” đích thực?

Những “ngôi nhà quan tài” rộng vài m2: Cuộc sống tù túng, ngột ngạt của hàng nghìn người dân Hong Kong

Bài viết mới