Những chiếc áo len kỳ cục lại trở thành một trong những dự án thành công nhất trong lịch sử Shark Tank

Câu chuyện bắt đầu từ một luật sư đang cảm thấy cuộc sống thật buồn tẻ.

Để xóa tan sự buồn tẻ đó, chàng trai 31 tuổi Evan Mendelsohn đã quyết định tìm hiểu về “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” (SEO) và coi đó là một “sở thích phụ”. Sở thích này cho phép anh nhìn thấu mọi người đang tìm kiếm gì trên Internet và Mendelsohn hi vọng sẽ tìm thấy một cơ hội kinh doanh ở đó.

Năm 2011, anh quan sát thấy lượng tìm kiếm về những chiếc áo len dài tay Giáng sinh được trang trí bằng những họa tiết kỳ cục gia tăng đột biến. “Khoảnh khắc đó giống như bóng đèn ý tưởng bất chợt bừng sáng trong đầu tôi. Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm này là rất lớn trong khi chẳng có ai bán chúng”, anh nhớ lại.

Và Mendelsohn đã quyết định sẽ bán sản phẩm này. Nhưng anh nghĩ mình cần đến 1 người cộng sự và chỉ có 1 người phù hợp: bác sĩ nha khoa Nick Morton, người bạn cùng phòng ngày trước và là bạn thân nhất của anh khi theo học ở ĐH California. “Cậu ấy là người điềm đạm và có trực giác tốt, chắc chắn sẽ là 1 cộng sự tuyệt vời”.

Hai người chỉ mất 1 tuần để set up Tipsy Elves, đặt cược vào đó toàn bộ số tiền mình đang có, mỗi người khoảng 40.000 USD. Họ bắt đầu làm ra những mẫu áo len trông kỳ quặc và cuối cùng còn mang chúng tới 1 hội chợ thương mại. “Đó thực sự là những mẫu rất xấu, giống như chúng tôi gắn tất cả mọi thứ liên quan đến chủ đề Giáng sinh lên 1 chiếc áo. Nhưng thật bất ngờ là thị trường phản ứng rất tích cực, khiến chúng tôi tự tin rằng dự án của mình sẽ tiến triển tốt”.

Hai người nhanh chóng học cách làm 1 website thương mại điện tử và đọc thêm về những thứ liên quan. “Chúng tôi tự học Photoshop, dù trình độ ở mức thấp nhưng cũng đủ để thiết kế áo”, Morton nói.

Trong năm đầu tiên, Tipsy Elves đạt doanh thu 380.000 USD và năm sau đó con số tăng lên 900.000 USD. Mendelsohn bỏ việc luật sư để toàn tâm toàn ý cho công ty từ năm 2012, và Morton có quyết định tương tự vào năm 2014.

Năm 2013, hai người mang Tipsy Elves đến chương trình Shark Tank và đã nhận được cái gật đầu của nhà đầu tư Robert Herjavec với 100.000 cho 10% cổ phần. Và đây chính là dự án mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho “cá mập” Herjavec trong tất cả các mùa Shark Tank.

Tipsy Elves có lãi ngay từ khi ra đời và lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững. Từ chỗ ban đầu chỉ làm áo giáng sinh, Tipsy Elves sản xuất các loại áo cho nhiều dịp lễ khác. Doanh thu năm 2016 lên đến 8 triệu USD.

Shark Tank: Bị chê nhưng hai ông bố đơn thân khiến các Shark bật cười và lấy được tiền nhờ … chế lời bài hát

Bài viết mới