Biết nói “không có gì ạ”
Hầu hết các bậc phụ huynh đều dạy trẻ cách nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” mà quên rằng nói câu: “Không có gì ạ” cũng quan trọng không kém.
Câu nói không làm hạ thấp ý nghĩa của lời cảm ơn từ người đối diện. Chỉ đơn giản là khi đón nhận thành ý của người khác một cách đúng mực, bạn cũng sẽ cảm nhận được niềm vui của họ lan tỏa đến mình.
Giao tiếp bằng mắt
“Khi nói chuyện với ai đó, bạn cần phải nhìn vào mắt họ“, chuyên gia nghiên cứu về phép lịch sự trong kinh doanh Barbara Pachter, cho hay. “Nếu tự nhiên có cuộc gọi đến, hãy đặt điện thoại xuống và tiếp tục giao tiếp với mọi người xung quanh“.
Học cách nói: “Làm ơn”
Chúng ta thường xuyên mắc sai lầm. Cách khắc phục những sai lầm đó còn quan trọng hơn việc chúng ta ứng xử như như thế nào với thành công mình.
Cha mẹ nên dạy con cái cách dùng cụm từ “Làm ơn/Xin lỗi vì đã làm phiền” khi chúng chuẩn bị làm điều gì đó ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, như việc rời khỏi bàn ăn giữa lúc mọi người vẫn đang dùng bữa.
Bằng cách đó, con trẻ có thể khiến những người xung quanh thấy được phép lịch sử tối thiểu mà chúng được dạy dỗ cẩn thận.
Viết lời cảm ơn lên giấy
Con của bạn sẽ không tự tay viết một bức thiệp gửi cho người họ hàng nào đó chỉ để cảm ơn vì chiếc áo len mà họ tặng chúng.
“Vì việc đó có thể làm qua email, rất nhanh chóng và dễ dàng, không cần chuẩn bị gì nhiều“, Patcher nói. Tuy nhiên khi con bạn thực sự bước vào môi trường làm việc, kỹ năng viết những lá thư tay sẽ trở nên hữu dụng không ngờ.
Quan sát cách ăn uống của mọi người trên bàn ăn
“Cha mẹ nên uốn nắn nết ăn uống của con cái từ nhỏ để sau này, khi trưởng thành, đi ăn tối với các đối tác, chúng không bỡ ngỡ vì không biết sử dụng cái dĩa như thế nào“, Patcher nhấn mạnh.
Nết ăn uống ở đây bao gồm cả việc nhai không mở miệng hoặc dùng áo sơ mi như khăn ăn.
Biết đáp lại một lời mời bất kỳ
Ngày nay, hầu hết chúng ta đều mời nhau qua thư điện tử hoặc mạng xã hội. Vì không gặp trực tiếp nên con bạn hoàn toàn có thể trả lời hoặc không. Điều này tương đối bất lịch sự với những người gửi lời mời.
“Đồng ý hay từ chối cũng được nhưng tốt hơn cả là đừng phớt lờ hoặc không hồi đáp những lời mời đó“, Patcher lưu ý.